Biến quyết tâm năm mới thành thói quen hàng ngày
(Dân trí) - Vào thời điểm bắt đầu một năm mới, rất nhiều người trong chúng ta vạch ra những kế hoạch để khỏe mạnh hơn một chút, làm việc tốt hơn một chút hoặc ít nhất là giảm cân một chút.
Vậy làm thế nào để biến những quyết tâm đó thành hiện thực?
Trước hết, thay vì quá nóng vội đặt ta một mục tiêu lớn, hãy suy nghĩ nhỏ hơn: Chia những dự định trong năm 2018 của bạn thành những công việc nhỏ nhặt hàng ngày sẽ giúp chúng trở nên khả thi hơn nhiều. Những mục tiêu lớn ("như giảm 50kg) thường là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, những nhiệm vụ nhỏ hơn, như "ăn cả bốn bữa trong ngày hôm nay", "đến phòng tập thể dục trước 8 giờ sáng", thì lại có thể. Và khi một nhiệm vụ được thực hiện, thì nhiều khả năng bạn sẽ hoàn thành nó.
Dưới đây là một hướng dẫn để đặt ra mục tiêu đúng đắn và hoàn thành chúng - trong năm mới.
1. Nghĩ về “30 ngày”, chứ không phải “365 ngày”
Tại sao một khoảng thời gian ngắn hơn lại có ích? Hãy nghĩ như sau: Nếu quyết tâm chung của bạn là chinh phục đỉnh Everest trong năm nay, thì bạn có thể nói rằng bây giờ trong tháng Một bạn sẽ đi bộ vào mỗi cuối tuần. Sẽ khả thi hơn nhiều, đúng không?
Matt Cutts, một kỹ sư công nghệ của Google và là diễn giả của TED Talk, cho biết việc tự đặt ra những thách thức ngắn hạn trong 30 ngày đã giúp anh "từ một người suốt ngày đút chân gầm bàn trở thành người thích xe đạp đi làm ". Chia nhỏ một thách thức thành những nhiễm vụ mỗi tháng sẽ giúp giải tỏa được áp lực phải đạt được mục tiêu cuối cùng và cho phép bạn tập trung vào những gì cần làm ngay bây giờ.
Bạn có thể đã nghe về các mục tiêu SMART (cụ thể, đo lường được, khả thi, hợp lý và kịp thời). Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, thì hãy chia số cân giảm đó thành những mục tiêu cụ thể, đo lường được, có thể thực hiện, hợp lý và kịp thời, và sau đó tiến lên phía trước với những nhiệm vụ “vừa miếng” hơn là tự gây áp lực cho mình phải giảm được 50kg mỡ bụng sau một đêm (một mục tiêu hoàn toàn vô lý).
Ngoài ra: Nếu mục tiêu của bạn là tập trung vào thể lực, thì một ý tưởng vô cùng tốt là làm việc với một chuyên gia có thể giúp bạn chuyển những mong muốn đó thành những bước đi cụ thể có thể đo lường được dành riêng cho bạn. Không có gì sánh bằng có một người hướng dẫn bạn từng bước đi đến mục tiêu của mình.
2. Tránh những trào lưu nhất thời
Có bao giờ sau khi nhận ra mình trông giống như một phiên bản “cồng kềnh” của chính mình ngày xưa và quyết tâm lây lại dáng vóc, bạn đã quyết định trong anwm 2018 này sẽ chỉ sống bằng nước hầm xương và thịt lườn gà?.
Vâng, ăn uống lành mạnh là một trong những quyết tâm phổ biến nhất từ năm này qua năm khác - nhưng quá cực đoan sẽ không thể duy trì được trong thời gian dài. Nếu bạn đang có ý định trở thành người “ăn chay” hoặc “ăn Paleo" hoặc bắt đầu bất kỳ kiểu ăn kiêng nào trong năm nay, thì hãy nhỡ rằng bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể vừa là thuốc bổ vừa là thuốc độc, nó có thể chữa bệnh những cũng có thể giết chết bạn. Thay vì cố gắng dính chặt vào một kiểu ăn kiêng ụ thể, thì bạn chỉ cần làm tốt hơn cho cơ thể và tăng chất lượng của những gì bạn đưa vào nó.
Ví dụ: Đừng mắc phải sai lầm phổ biến khi cắt bỏ chất béo. Cơ thể cần chất béo để tạo ra năng lượng, vì vậy hãy tập trung vào việc cung cấp nhiên liệu sạch nhất có thể thay vì nghĩ về những gì bạn không thể có. Các loại hạt vỏ cứng, quả bơ, dầu dừa, và thậm chí cả thịt đỏ tất cả đều có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, do đó không cần phải đau khổ nếu bạn vẫn giữ chất béo lành mạnh trong chế độ ăn. Lý tưởng là một phần ba lượng chất béo của bạn nên là chất béo bão hòa thông thường (mỡ động vật, dầu dừa), một phần ba nên là chất béo không bão hòa chuỗi đơn (dầu ôliu, các loại hạt vỏ cứng, bơ từ hạt, quả bơ) và cuối cùng thứ ba nên là chất béo không bão hòa (dầu cá, cá hồi, hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô và hạt hướng dương). Tất cả đều bình đẳng. Tất cả đều ngon. Tất cả đều lành mạnh.
3. Xây dựng lịch làm việc hàng ngày
Không có gì bực bội hơn cảm giác bị “chết đuổi” trong công việc, nhưng vẫn không thể nhận được sự đề bạt nào (hoặc, ít nhất là sếp đừng đổ thêm việc lên đầu). Nhiều người trong chúng ta dồn hết nỗ lực vào những nhiệm vụ sai lầm, dẫn đến kiệt sức mà không nhận được gì.
Cách đầu tiên và đơn giản nhất để hợp lý hóa những gì bạn tập trung vào mỗi ngày? Sử dụng một công cụ lập kế hoạch tốt. Những công cụ tốt nhất cung cấp cho bạn ít nhất một trang giấy (hoặc màn hình) mỗi ngày, với không gian được phân bổ cho từng giờ làm việc trong ngày. Nếu cảm thấy mình sắp bị quá tải từ tất cả các nhiệm vụ, hãy tạo thói quen lên danh sách những việc cần làm hàng ngày để đảm bảo bạn thực sự tập trung vào những thứ quan trọng hơn. Nhìn thấy tất cả trên giấy sẽ làm cho danh sách trở nên ít khó khăn hơn là cứ phải nhớ mọi thứ trong đầu.
Một bí quyết nữa? "Những người có năng suất cao thường ít bận rộn hơn những người bị quá tải và bị choáng ngợp". Nghĩa là đừng chạy quanh văn phòng và luôn đề phòng cả những người thậm chí chỉ nhìn về phía bạn. Đó không phải là "bận rộn" mà chỉ là “lăng xăng”. Thay vào đó, hãy sắp xếp lại thời khóa biểu một chút. Bạn có nhất thiết phải nói “vâng” nếu như có thể nói “không”? Bạn có thực sự cần phải tham gia cuộc họp qua điện thoại đó? Hai xu của bạn có thực sự cần thiết cho vấn đề này hay bạn chỉ cần kéo dài cuộc họp thêm 15 phút nữa?
Thay vì luôn đáp ứng mọi thứ cho mọi người vào mọi thời gian, hãy nhìn vào nơi bạn có thể cắt đứt, hoặc nơi bạn có thể cố gắng. Điều này thậm chí còn có tính xã hội nhiều hơn, giống như thể hiện một giờ hạnh phúc ở văn phòng trong khi bạn có thể có những lựa chọn khác, ví dụ như thêm hai giờ ở phòng tập và xả hơi một chút. Hãy bắt đầu tinh giản những nhiệm vụ hàng ngày và mục tiêu tổng thể (có thể là một ông chủ hạnh phúc, một sự thăng tiến, hoặc chỉ là sự cân bằng tốt hơn giữa cuộc sống và công việc).
Cẩm Tú
Theo MF