1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bia không thể giải độc mọi loại rượu!

(Dân trí) - Trước thông tin dùng 5 lít bia cứu sống người ngộ độc rượu nặng, bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho biết bản thân anh cũng thấy mệt mỏi khi mọi người nói sao lại lấy bia giải ngộ độc rượu?

Bia không thể giải độc mọi loại rượu! - Ảnh 1.

Thạc sĩ Lâm nhấn mạnh: Bệnh nhân cấp cứu ngộ độc rượu methanol - loại rượu công nghiệp không sử dụng trong ăn uống - chứ không phải là bệnh nhân say rượu - nên không không thể lấy bia uống để giải say rượu. Điều này là không đúng!

Bản thân bác sĩ Lâm khi sử dụng bia để truyền cho bệnh nhân Nhật cũng đắn đo và cân nhắc lượng bia như thế nào để cân bằng, thải độc tốt cho bệnh nhân.

Thạc sĩ Lâm cho biết, phác đồ chung là sử dụng rượu để truyền nhưng thực tế không có rượu để truyền tĩnh mạch nên trong trường hợp này, bác sĩ đành mạo hiểm dùng bia. Thạc sĩ Lâm chia sẻ đây là lần đầu tiên các bác sĩ của bệnh viện này sử dụng bia để giải ngộ độc methanol cho bệnh nhân.

Theo Giáo sư Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, việc truyền bia cho bệnh nhân ngộ độc rượu methanol có thể tạm chấp nhận được nhưng không khuyến khích. Vì trong bia có nồng độ cồn 4 - 4,5% được coi là rượu nhạt etanol, nếu truyền cho bệnh nhân sẽ gây ra tranh chấp methanol - chất đang gây độc cho bệnh nhân.

Methanol có độc tính và không dành cho việc tiêu thụ của con người bởi sau khi dùng/uống phải, methanol được chuyển hóa thành fóc-man-đê-hít (formaldehyde) và sau đó thành a-xít pho-mic (acidformic), nó sẽ khiến máu bị nhiễm a-xit (toan chuyển hóa). Nếu mức độ a-xít trong máu tăng cao, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để lọc máu. Các triệu chứng thường chỉ xảy ra trong khoảng từ 12 đến 24 tiếng sau khi dùng.

Trần Phương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm