1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Nới lỏng dịch vụ thiết yếu ở Hà Nội, nhiều nghề vào "guồng" hết công suất

(Dân trí) - Sau khi nới lỏng một số dịch vụ thiết yếu ở Hà Nội, thợ cắt tóc làm việc hết công suất, khách cắt tóc phải đặt lịch trước. Nhân viên phục vụ kiêm thu ngân vì thiếu người và đông khách...

Nới lỏng dịch vụ thiết yếu ở Hà Nội, nhiều nghề vào guồng hết công suất - 1

Trong buổi sáng ngày 22/6, sau khoảng 1 tiếng mở cửa hàng, anh Nguyễn Quang Nội đã phục vụ hơn 10 khách.

Đây là một trong số những thông tin hấp dẫn có trong Mục Việc làm tuần qua.

Thợ cắt tóc Hà Nội làm việc hết công suất trong ngày đầu nới lỏng...

Sáng 22/6, ngày đầu sau khi có quy định nới lỏng một số dịch vụ thiết yếu ở Hà Nội, cửa hàng cắt tóc của anh Nguyễn Quang Nội (SN 1989, quê Vĩnh Phúc) tại phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) đã tiếp hơn 10 khách hàng sau 1h mở cửa.

Anh Nguyễn Quang Nội và toàn bộ nhân viên trong tiệm tóc phải làm việc liên tục. Càng về trưa, lượng khách tới quán khá đông. Nhiều người đến không chờ được đành phải hẹn sang chiều…

Đông khách, nhân viên chạy bàn kiêm thu ngân sau ngày nới lỏng

Sau việc nới lỏng nhiều dịch vụ thiết yếu, các quán cà phê tại Hà Nội dần nhộn nhịp. Cũng vì thế, công việc của nhiều nhân viên chạy bàn, thu ngân lại trở nên bận rộn.

Những ngày cuối tháng 6, chị Lê Vũ Lan - nhân viên phục vụ tại một cửa hàng cà phê trên phố Duy Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) - làm không hết việc vì vừa phải chạy bàn, dọn dẹp kiêm luôn cả thu ngân.

Theo chị Lê Vũ Lan, gần đây lượng khách đến uống cà phê tăng gấp đôi so với thời gian trước. Có ngày, 3 tầng của cửa hàng gần như kín chỗ. Khách thường đi theo nhóm khoảng 3-4 người, đa số đều là dân văn phòng...

Nới lỏng dịch vụ thiết yếu ở Hà Nội, nhiều nghề vào guồng hết công suất - 2

Do dịch bệnh nên trong những tháng đầu năm 2021, An Giang chỉ đưa 105 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Dịch bệnh ảnh hưởng đến công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 5 tháng đầu năm 2021, tỉnh An Giang chỉ đưa được 105 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Con số này ở Đồng Tháp là 236 lao động.

Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỉnh An Giang chỉ đưa được 105 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, trong đó đi Nhật Bản 58 người, Đài Loan 46 người, UEA một người…

Bắc Giang: Hơn 17.000 công nhân trở lại làm việc tại khu công nghiệp

Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, đến sáng ngày 24/6, toàn tỉnh có 161 doanh nghiệp (DN) trong 4 KCN gồm: Vân Trung, Đình Trám, Quang Châu và Song Khê - Nội Hoàng đã bảo đảm điều kiện an toàn phòng, chống dịch và được phép hoạt động trở lại với số công nhân đăng ký đi làm gần 27.300 người. 

Trong số các DN trên, từ ngày 28/5 đến nay có 125 đơn vị đã đi vào hoạt động chính thức với số công nhân đang làm việc trong các phân xưởng, nhà máy hơn 17.000 người. Trong đó KCN Quang Châu có hơn 6.000 công nhân đã đi làm, KCN Vân Trung khoảng 6.100 người, còn lại là KCN Đình Trám và Song Khê - Nội Hoàng...

Nới lỏng dịch vụ thiết yếu ở Hà Nội, nhiều nghề vào guồng hết công suất - 3

Khu vực nhà ăn của công nhân được phun khử khuẩn, đúng khoảng cách, có vách ngăn chống giọt bắn.

Bắc Ninh cho phép doanh nghiệp đón lao động từ tỉnh khác đến làm việc

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản về việc cho phép tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được phép hoạt động trở lại , trừ những doanh nghiệp có ca mắc Covid-19, các doanh nghiệp qua kiểm tra không đáp ứng được yêu cầu về phòng, chống dịch.  

Để giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu, hàng tuần các doanh nghiệp phải xét nghiệm cho tối thiểu 20% tổng số lao động đi làm tại nhà máy (khuyến khích xét nghiệm 100%)...

Kiến nghị giãn thời hạn nộp BHXH từ 6-12 tháng cho người lao động TPHCM

Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TPHCM (Hepza) đã gửi kiến nghị lên UBND TPHCM đề nghị hỗ trợ những lao động ngưng việc , nghỉ việc và giãn thời hạn nộp bảo hiểm xã hội.

Trước đó, Hepza đề xuất lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng. Kiến nghị xem xét tăng thời hạn cho vay 12 tháng, lãi suất 0% đối với gói hỗ trợ doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động khi phải ngừng việc...

Nới lỏng dịch vụ thiết yếu ở Hà Nội, nhiều nghề vào guồng hết công suất - 4

Ngư dân vùng ven biển của huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) vẫn thường gọi công việc này là "đẩy cạn" và chỉ diễn ra các ngày thủy triều xuống.

Ngư dân mướt mồ hôi lội bùn "đẩy cạn" giữa trưa nắng

Những khi thủy triều xuống, hàng trăm ngư dân vùng biển huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) phải cực nhọc lội bùn từ khoảng cách 300 m tới 3 km đẩy thuyền chở hải sản vào bờ.

Khi thủy triều xuống, vùng cửa biển ở các xã Minh Lộc, Ngư Lộc, Hưng Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) trở thành những bãi bùn lầy dài, có ngày thủy triều xuống thấp thì bãi bùn kéo dài 2-3 km; còn những ngày thủy triều xuống bình thường, bãi bùn kéo dài từ 300-800 m, khiến tàu thuyền của ngư dân không thể tiến sát vào bờ neo đậu...

 Freelancer "lên ngôi" trong mùa dịch… thu nhập tăng gấp 3 lần

"Nếu làm hết công suất, tôi có thể kiếm được tối đa 50 triệu đồng/tháng, gấp 3 lần đi làm ở công ty cũ" - Phạm Đăng Trung, một freelancer với 4 năm làm nghề, cho hay.

Với anh Phạm Đăng Trung (SN 1994, quê Hà Nội), công việc freelancer có đặc điểm năng động trong tác nghiệp, linh hoạt về thời gian thay vì phải ngồi ở văn phòng 8 tiếng mỗi ngày.

Tương tự, chị Đặng Tuyết Trang (SN 1998, quê Phú Thọ) tranh thủ thời gian làm việc ở nhà vì dịch covid-19, để nhận viết bài truyền thông, quảng cáo cho một thương hiệu thời trang lớn tại Hà Nội.

Dù chỉ là nghề tay trái nhưng mỗi tháng chị đều nhận được mức lương tối thiểu khoảng 10 triệu đồng. "Nhờ làm tự do, tôi có thêm một khoản để sửa sang lại nhà, sắm nội thất mới. Điều mà tôi ấp ủ từ lâu nhưng chưa có cơ hội thực hiện vì khả năng tài chính còn hạn hẹp", chị Đặng Tuyết Trang nói...