Những hình ảnh về nghề làm tương bần ở tỉnh Hưng Yên
Tương Bần là sản vật đặc trưng rất nổi tiếng ở Hưng Yên từng được dùng để tiến vua và đã trở thành sản phẩm nước chấm đặc sản được nhiều người yêu thích bao đời nay.
Gạo nếp được đem ngâm rồi nấu chín thành xôi rồi xới ra nong, nia và để 2 ngày 2 đêm cho xôi lên mốc vàng.
Công đoạn đảo cơm nếp để mốc lên đều.
Xôi nếp được ủ kín để làm mốc tương. Mốc tương thường được trộn ít nhất 2 lần/ngày.
Gạo được chờ lên mốc xanh và đem ra xoa cho các hạt xôi tơi.
Tương được phơi nắng trong vòng ít nhất 1 tháng và luôn được theo dõi cẩn thận. Hàng ngày người thợ phải mở nắp chum khuấy đều và cho thêm nước vào tương, trời nắng thì phơi, trời mưa thì phủ kín miệng để nước mưa không lọt vào tương nếu không tương sẽ bị ủng.
Để tương nhuyễn và lên màu, người làm tương phải thường xuyên khuấy tương vào buổi sáng và trưa. Ánh sáng mặt trời làm nóng chum, giúp tương chín nhanh hơn. Trời càng nhiều nắng thì tương chín càng nhanh.
Tương ngọt sánh, màu vàng sậm như mầu mật ong là tương đã ngấu.
Để tương nhuyễn và lên màu, người làm tương phải thường xuyên khuấy tương vào buổi sáng và trưa. Ánh sáng mặt trời làm nóng chum, giúp tương chín nhanh hơn. Trời càng nhiều nắng thì tương chín càng nhanh.
Theo Phạm Kiên (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/nhung-hinh-anh-ve-nghe-lam-tuong-ban-o-tinh-hung-yen/592538.vnp