“Nhân sự phải là cầu nối tốt giữa CEO và nhân viên”

(Dân trí) - “CEO quan tâm nhiều đến chỉ số tài chính, marketing, hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, nhân sự là công việc về quản trị con người. Người phụ trách nhân sự cần biết cách chuyển đổi các thông điệp nhân sự thành những vấn đề mà CEO quan tâm…”

 Vai trò kết nối của nhân sự thực sự quan trọng (ảnh minh họa)
 Vai trò kết nối của nhân sự thực sự quan trọng (ảnh minh họa)

Nhân dịp sang Việt Nam dự lễ giới thiệu Vietnam Hɒ Awards 2014, ông Edward Foong - Tổng thư ký danh dự của Viện nghiên cứu Quản trị nguồn nhân lực Singapore - đã trao đổi với PV Dân trí về quan điểm xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa giám đốc nhân sự (HR Manager) và giám đốc điều hành (CEO).

ȼ/p>

Là người trong nghề, ông có nhìn nhận gì về vai trò của HR Manager trong doanh nghiệp Việt Nam?

- Trong quá khứ, phòng nhân sự chỉ làm công việc hành chính, người phụ trách nhân sự không làm nhiều việc liên quan tới quản trị con người.

Nhiều người không quan tâm tới chức năng của các phòng ban khác trong doanh nghiệp, vì cho rằng "việc ai người nấy làm”.

Nay, nhìn nhận về vai trò nhân sự đã thay đổi. HR Maɮager cần phải có tầm nhìn chiến lược, có khả năng làm việc chặt chẽ với CEO trong doanh nghiệp.

HR Manager phải suy nghĩ vấn đề tổng thể liên quan tới nhân sự thay cho CEO. Có vậy cả 2 mới đóng góp cho DN được. Hầu hết các doanh ngɨiệp Việt Nam đang theo xu hướng này.

Ông Edward Foong.

Ông Edward Foong.

Thưa ông, một số HR Manager than phiền rằng vai trò của họ không được CEO đánh giá cao. Chỉ khi DN có vấn đề tăng giảm nhân sự, CEO mới cần tới vai trò của họ, ông đánh giá vấn đề này raȠsao?

- Đây là điều không đúng. HR Manager luôn phải là chiếc cầu nối giữa CEO và nhân viên. Họ phải có tính chủ động và luôn cần thể hiện rõ chức năng này thông qua những việc làm hiệu quả.

Khɩ HR chứng minh được năng lực là cầu nối. Chắc chắn họ sẽ nhận được sự tôn trọng, nhìn nhận của CEO, xóa đi tình trạng thiếu tiếng nói chung giữa 2 bên.

Khi kinh tế còn khó khăn ảnh hướng tới sự thay đổi nhân sự liên tục trong doanh nghiệp, HRȠManager cần làm gì để nắm bắt tình hình, thưa ông?

- HR Manager cần nâng cao kiến thức chuyên môn và hiểu được các phòng ban khác của doanh nghiệp đang làm gì? Chuyên môn của từng bộ phận? Đặc thù công việc của họ ra sao?

ȍ

Ở các DN nước ngoài, xu hướng nhân sự được phân chia tới từng phòng ban hoặc lĩnh vực kinh doanh - sản xuất của doanh nghiệp, không còn là 1 khối vận hành độc lập như trước.

“Một quan sát thú vị cho thấy, nếu xét về văn hóa, HR Manager ở Việt Nam thường chú trọng nhiều về xây dựng quan hệ. Trong khi đó ở Singapore, người làm nghề này có thiên hướng cân bằng giữa xây dựng chiến lược và mối quan hệ”- Ông Edward Foong nói.


Nhân sự “cắm” người của mình tới các phòng ban, qua đó bám sát tình hình, có sự điều chỉnh và ứng phó nhanh ɶới thay đổi liên quan tới con người, chế độ phúc lợi, đãi ngộ của bộ phận hơn.

Mặt khác, nhân sự tại phòng ban dễ có điều kiện cân tạo cơ hội cân bằng công việc và vấn đề gia đình của nhân viên, làm cho họ thoải mái với công việcȠvà được tôn trọng thông qua những hoạt động sinh hoạt tập thể, du lịch, giao lưu người thân của nhân viên…

Để quan hệ “cơm lành canh ngọt” giữa HR Manager và CEO, đứng ở góc độ HR Manager cần chủ động làm gì, thưa ông?

- CEO thường quan tâm đến chỉ số tài chính, marketing, hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, nhân sự là công việc tập trung về vấn đề quản trị con người. HR Manager cần biết cách chuyển đổi các thông điệp nhân sự thành những vấn đề mà CEO quan tâm. Đừng để tình trạng ai biết việc của người đấy.

Đơn cử trong hệ thống báo cáo, thay vì hàng chồng tài liệu báo cáo truyền thống, HR Manager phải hệ thống hóa như mô hình báo cáo tài chính, có sơ đồ, biểu đồ, gắn kết các vấn đề liên quan giữa nhân sự và kinh doanh… để CEO có thể hiểu và dễ nắm bắt.

Tất nhiên, CEO cũng phải có tâm và tầm nhìn về con người.

Như Ȋvậy, cốt lõi của vấn đề là nhân sự cần tăng cường kiến thức, cập nhật các thông tin về thị trường về ngành nghề và tạo tiếng nói kinh doanh.

- Xin cảm ơn ông

Hoàng Mạnh (thực hiện)

Ȋ

Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa ȭ Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT: Nhiều giám đốc nhân sự chỉ làm công việc của hành chính (admin) hơn là thật sự làm công việc nhân sự. Họ không gần gũi nhân viên, không đưa được lời khuyên về lộ trình công danh và là chỗ dựa tinh thần cho nhân viên trɯng khủng hoảng.

Nhiều giám đốc nhân sự lúc nào cũng thấy trình bày cho lãnh đạo DN công cụ quản trị này, giải pháp quản trị kia và chỉ mang tính máy móc của người thừa hành. Ít có giám đốc nhân sự nào dám tranh luận với lãnh đạo, bảo ɶệ người lao động và thật sự tạo niềm tin, sự chân thành cho nhân viên.

"Nếu nhân viên còn thấy ngại đến phòng giám đốc nhân sự, thì vị ấy sẽ là người sau cùng biết quyết định ra đi của nhân viên" - ông Nguyễn Hữu Thái Hòa n˳i.