Lúng túng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
“Luật Việc làm đã có hiệu lực từ 1.1.2015, nhưng hiện chưa hướng dẫn, trong khi đó các quy định của luật nhiều chỗ chưa rõ ràng, cụ thể, khiến cho nhiều người thực hiện lúng túng” - ông Bùi Huy Phong - Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương - băn khoăn.
Không chỉ riêng ông Phong, lãnh đạo nhiều cơ quan BHXH ở miền Đông Nam Bộ cũng có chung bức xúc, khi đến giờ này chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Theo quy định tại khoản 2, Điều 58 Luật Việc làm, thì tiền lương làm căn cứ đóng BHTN là tiền lương tối thiểu vùng (TLTTV). Tuy nhiên trên thực tế, hiện có nhiều DN có trụ sở ở một vùng nhưng có xưởng hay nhà máy ở vùng khác nên cơ quan BHXH chưa biết sẽ thu BHTN theo mức lương nào.
Ông Nguyễn Đăng Tiến - Phó Giám đốc BHXH TPHCM - băn khoăn: “TPHCM có TLTTV là 3,1 triệu đồng/tháng. Nhiều đơn vị đóng trụ sở ở đây, nhưng có nhà máy, xưởng mà CN thực tế làm việc tại vùng 2, thậm chí vùng 3 có TLTTV thấp hơn, lần lượt là 2,75 triệu đồng và 2,4 triệu đồng/tháng. Như vậy, BHXH không biết phải thu BHTN dựa trên mức lương nào?”
Một vấn đề khác cũng khá chung chung trong Luật Việc làm là người thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nếu sau hai lần từ chối nhận việc do Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng TCTN giới thiệu mà không có lý do chính đáng. Đây là quy định khá bất lợi cho NLĐ nếu không được hướng dẫn rõ thế nào là không có lý do chính đáng.
Giả sử một kỹ sư bị thất nghiệp nhưng được giới thiệu làm công việc phổ thông hoặc trái ngành nghề, chuyên môn được đào tạo mà từ chối thì có bị coi là không chính đáng không? Hay một người sống ở TPHCM thất nghiệp, nhưng lại được giới thiệu đi làm tại Bình Dương mà từ chối thì có được xem là không chính đáng không?
Không khuyến khích người thất nghiệp học cao
Theo quy định của Luật Việc làm thì người thất nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa 6 tháng trợ cấp học nghề (mỗi tháng tối đa 1 triệu đồng). Tuy nhiên, theo quy định tại điểm h, khoản 3, Điều 53 Luật Việc làm thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên sẽ bị chấm dứt hưởng TCTN, dù thời gian đã tham gia BHTN được bảo lưu.
Đây là quy định gây rất nhiều băn khoăn cho NLĐ và cán bộ CĐ. Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐCS Cty Pou Yuen (Q.Bình Tân, TPHCM) - bức xúc: “NLĐ thất nghiệp cố gắng đi học để nâng cao trình độ, mong muốn tìm việc làm ổn định hơn, thu nhập cao hơn, nhưng lại bị chấm dứt hưởng TCTN thì tiền đâu ra để sinh sống, đóng học phí, mua sách vở?
Như vậy, NLĐ muốn được hưởng TCTN để đi học thì buộc phải tìm nghề nào đó có thời gian học dưới 12 tháng, mà thông thường với thời gian học này thì khó kiếm được việc làm ổn định và mức lương khá hơn. Quy định này rất bất cập và không khuyến khích được NLĐ nâng cao trình độ”.
Đồng tình quan điểm này, ông Bùi Huy Phong cho biết, trong năm 2014, toàn tỉnh Bình Dương có hơn 748.800 người đóng BHTN với số tiền 929 tỉ đồng và chỉ chi hỗ trợ học nghề cho 1.100 người với số tiền 2 tỉ đồng (chiếm 2,15% so với tổng số thu BHTN). Như vậy, số chi ra để hỗ trợ người thất nghiệp học nghề rất “nhỏ giọt” so với tổng số thu. “Nếu NLĐ bị thất nghiệp mà đi học nghề trên 12 tháng và không được hưởng TCTN ngay lúc đó thì rất thiệt thòi cho họ” - ông Phong chia sẻ.
Còn Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm ở một tỉnh miền Đông Nam Bộ thì thừa nhận: “Quy định là thế, nhưng thật khó để xác định người nào đi học từ đủ 12 tháng trở lên để chấm dứt hưởng TCTN của họ. Nó cũng giống như quy định NLĐ muốn hưởng TCTN thì phải chưa tìm được việc làm sau 15 ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, vì không có ai giám sát được việc này”.
Đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM. Ảnh: Nam Dương
Cần cụ thể hoáTheo quy định tại khoản 2, Điều 58 Luật Việc làm, thì tiền lương làm căn cứ đóng BHTN là tiền lương tối thiểu vùng (TLTTV). Tuy nhiên trên thực tế, hiện có nhiều DN có trụ sở ở một vùng nhưng có xưởng hay nhà máy ở vùng khác nên cơ quan BHXH chưa biết sẽ thu BHTN theo mức lương nào.
Ông Nguyễn Đăng Tiến - Phó Giám đốc BHXH TPHCM - băn khoăn: “TPHCM có TLTTV là 3,1 triệu đồng/tháng. Nhiều đơn vị đóng trụ sở ở đây, nhưng có nhà máy, xưởng mà CN thực tế làm việc tại vùng 2, thậm chí vùng 3 có TLTTV thấp hơn, lần lượt là 2,75 triệu đồng và 2,4 triệu đồng/tháng. Như vậy, BHXH không biết phải thu BHTN dựa trên mức lương nào?”
Một vấn đề khác cũng khá chung chung trong Luật Việc làm là người thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nếu sau hai lần từ chối nhận việc do Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng TCTN giới thiệu mà không có lý do chính đáng. Đây là quy định khá bất lợi cho NLĐ nếu không được hướng dẫn rõ thế nào là không có lý do chính đáng.
Giả sử một kỹ sư bị thất nghiệp nhưng được giới thiệu làm công việc phổ thông hoặc trái ngành nghề, chuyên môn được đào tạo mà từ chối thì có bị coi là không chính đáng không? Hay một người sống ở TPHCM thất nghiệp, nhưng lại được giới thiệu đi làm tại Bình Dương mà từ chối thì có được xem là không chính đáng không?
Không khuyến khích người thất nghiệp học cao
Theo quy định của Luật Việc làm thì người thất nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa 6 tháng trợ cấp học nghề (mỗi tháng tối đa 1 triệu đồng). Tuy nhiên, theo quy định tại điểm h, khoản 3, Điều 53 Luật Việc làm thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên sẽ bị chấm dứt hưởng TCTN, dù thời gian đã tham gia BHTN được bảo lưu.
Đây là quy định gây rất nhiều băn khoăn cho NLĐ và cán bộ CĐ. Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐCS Cty Pou Yuen (Q.Bình Tân, TPHCM) - bức xúc: “NLĐ thất nghiệp cố gắng đi học để nâng cao trình độ, mong muốn tìm việc làm ổn định hơn, thu nhập cao hơn, nhưng lại bị chấm dứt hưởng TCTN thì tiền đâu ra để sinh sống, đóng học phí, mua sách vở?
Như vậy, NLĐ muốn được hưởng TCTN để đi học thì buộc phải tìm nghề nào đó có thời gian học dưới 12 tháng, mà thông thường với thời gian học này thì khó kiếm được việc làm ổn định và mức lương khá hơn. Quy định này rất bất cập và không khuyến khích được NLĐ nâng cao trình độ”.
Đồng tình quan điểm này, ông Bùi Huy Phong cho biết, trong năm 2014, toàn tỉnh Bình Dương có hơn 748.800 người đóng BHTN với số tiền 929 tỉ đồng và chỉ chi hỗ trợ học nghề cho 1.100 người với số tiền 2 tỉ đồng (chiếm 2,15% so với tổng số thu BHTN). Như vậy, số chi ra để hỗ trợ người thất nghiệp học nghề rất “nhỏ giọt” so với tổng số thu. “Nếu NLĐ bị thất nghiệp mà đi học nghề trên 12 tháng và không được hưởng TCTN ngay lúc đó thì rất thiệt thòi cho họ” - ông Phong chia sẻ.
Còn Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm ở một tỉnh miền Đông Nam Bộ thì thừa nhận: “Quy định là thế, nhưng thật khó để xác định người nào đi học từ đủ 12 tháng trở lên để chấm dứt hưởng TCTN của họ. Nó cũng giống như quy định NLĐ muốn hưởng TCTN thì phải chưa tìm được việc làm sau 15 ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, vì không có ai giám sát được việc này”.
Theo Báo Lao Động