Lãng phí nguồn lực “hậu” xuất khẩu lao động
Mỗi năm Việt Nam có hàng chục ngàn người đi xuất khẩu lao động trở về nước, mang theo nguồn vốn khá lớn cũng như tay nghề, kỹ năng học hỏi được ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chính sách cụ thể nào để tận dụng nguồn vốn quý báu này.
Người từng đi xuất khẩu lao động làm thủ tục xin việc tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội.
Khó tìm việc phù hợp
Tại phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội mới đây dành cho người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) trở về với nhiều đơn vị tuyển dụng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), có khá nhiều người từ các tỉnh về nộp hồ sơ.
Nguyễn Trọng Vinh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong hàng trăm người đang làm thủ tục với mong muốn tìm được công việc phù hợp với công việc đã được đào tạo tại Hàn Quốc là thợ hàn công nghiệp (được cấp chứng chỉ đào tạo tại Hàn Quốc, với mức lương khoảng 1.500 USD/tháng).
Anh Vinh cho biết: “Sau gần một năm trở về Việt Nam, do không thể tìm công việc thợ hàn công nghiệp tàu thủy trong nước nên tôi chỉ làm những việc buôn bán nhỏ giúp gia đình. Hiện nay, ngoài nguyện vọng được trở lại Hàn Quốc làm việc, tôi mong muốn được làm tại các doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng kinh nghiệm, kỹ năng và vốn ngoại ngữ đã học hỏi được”.
Anh Trần Văn Long quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. cũng từng làm việc 6 năm tại Hàn Quốc trong lĩnh vực đúc nhựa, với mức lương 2.000 - 2.200 USD/tháng. Anh đã về nước được hơn 1 năm nay, hiện đang làm quản lý cho một công ty sản xuất nhựa tại Bắc Ninh với mức lương vẻn vẹn 5 triệu đồng/tháng. Anh nói: “Công nghệ của doanh nghiệp mà tôi đang làm khá lạc hậu so với dây chuyền công nghệ tôi đã từng làm tại Hàn Quốc.
Trước đó, bởi đã quen tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương xứng đáng nên tôi về nước đúng hạn những mong có được cơ hội trở lại làm việc. Nhưng về Việt Nam mới thấy xin được việc làm phù hợp với khả năng và thu nhập cao là rất khó khăn; trong khi đó, cơ hội quay lại Hàn Quốc cũng rất ít”.
Anh Long chia sẻ, nhiều lao động sau khi hết hạn hợp đồng đều muốn ở lại Hàn Quốc làm việc tiếp. Đây cũng là nguyên nhân khiến gần 40% lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn ở lại cư trú bất hợp pháp. Nếu các cơ quan chức năng chỉ đưa ra hình thức xử phạt mà không xây dựng được một chương trình tuyển dụng, tạo việc làm khi người lao động về nước thì khó giảm được số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc nói riêng và các thị trường XKLĐ nói chung.
Trao đổi với phóng viên Tin Tức, nhiều lao động từng đi XKLĐ cho biết, khi về nước, mặc dù có chút vốn liếng nhưng sau đó, họ rất dễ bị rơi vào cảnh trắng tay vì số tiền có được vừa lo trả nợ vừa lo cuộc sống mưu sinh. Do đó, những người đi XKLĐ rất muốn có được công việc phù hợp để phát huy tay nghề đã học được từ nước ngoài.
Vấn đề là ở chỗ, người lao động “mù tịt” thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp FDI, còn nếu xin việc tại các doanh nghiệp Việt Nam thì thu nhập thấp nên hầu hết đều có mong muốn tiếp tục đi XKLĐ.
“Cầu” chưa gặp “cung”
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Việt Nam có khoảng 560.000 lao động đang làm việc tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ, hoạt động ở 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Bình quân mỗi năm có khoảng 80.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, chiếm 5% số lao động được giải quyết việc làm hàng năm.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có chính sách cụ thể cho người lao động tái hòa nhập khi trở về để tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm họ đã được đào tạo tại nước ngoài cũng như chính sách tận dụng nguồn vốn mà họ tích lũy được để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Phân tích số lượng lao động Việt Nam đi XKLĐ cho thấy, lao động với tư cách chuyên gia chỉ chiếm hơn 0,18%; lao động có nghề gần 43%; lao động phổ thông hơn 56%. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 49%; thủy sản, vận tải biển hơn 6,2%, giúp việc gia đình hơn 15,2%... Những năm qua, lực lượng lao động đi XKLĐ đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, đồng thời tạo động lực xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương.
Khảo sát cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm mạnh từ hơn 36% xuống khoảng 4%; ý thức kỷ luật lao động tốt hơn, tay nghề, ngoại ngữ được nâng lên, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 90%).
“Trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hiện chỉ có điều 59 và 60 ghi chung chung là “khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận tuyển dụng người lao động về nước vào làm việc và khuyến khích tạo việc làm”. Vì quy định chung chung như vậy và chưa có văn bản hướng dẫn nên việc tái hòa nhập cho lao động từng đi xuất khẩu tại nước ngoài đang có nhiều khó khăn khi triển khai”, bà Nguyễn Thị Ánh Hằng, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết.
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho biết: “Đến nay, 50/63 tỉnh, thành không nắm được số lượng lao động về nước; chưa có chính sách hỗ trợ đối với nhóm đối tượng này; chưa cung cấp thông tin và hướng dẫn họ đăng ký tìm việc làm phù hợp và phần lớn người lao động về nước tự phải tìm việc và tạo việc làm cho chính mình”.
Khó tìm việc phù hợp
Tại phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội mới đây dành cho người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) trở về với nhiều đơn vị tuyển dụng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), có khá nhiều người từ các tỉnh về nộp hồ sơ.
Nguyễn Trọng Vinh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong hàng trăm người đang làm thủ tục với mong muốn tìm được công việc phù hợp với công việc đã được đào tạo tại Hàn Quốc là thợ hàn công nghiệp (được cấp chứng chỉ đào tạo tại Hàn Quốc, với mức lương khoảng 1.500 USD/tháng).
Anh Vinh cho biết: “Sau gần một năm trở về Việt Nam, do không thể tìm công việc thợ hàn công nghiệp tàu thủy trong nước nên tôi chỉ làm những việc buôn bán nhỏ giúp gia đình. Hiện nay, ngoài nguyện vọng được trở lại Hàn Quốc làm việc, tôi mong muốn được làm tại các doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng kinh nghiệm, kỹ năng và vốn ngoại ngữ đã học hỏi được”.
Anh Trần Văn Long quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. cũng từng làm việc 6 năm tại Hàn Quốc trong lĩnh vực đúc nhựa, với mức lương 2.000 - 2.200 USD/tháng. Anh đã về nước được hơn 1 năm nay, hiện đang làm quản lý cho một công ty sản xuất nhựa tại Bắc Ninh với mức lương vẻn vẹn 5 triệu đồng/tháng. Anh nói: “Công nghệ của doanh nghiệp mà tôi đang làm khá lạc hậu so với dây chuyền công nghệ tôi đã từng làm tại Hàn Quốc.
Trước đó, bởi đã quen tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương xứng đáng nên tôi về nước đúng hạn những mong có được cơ hội trở lại làm việc. Nhưng về Việt Nam mới thấy xin được việc làm phù hợp với khả năng và thu nhập cao là rất khó khăn; trong khi đó, cơ hội quay lại Hàn Quốc cũng rất ít”.
Anh Long chia sẻ, nhiều lao động sau khi hết hạn hợp đồng đều muốn ở lại Hàn Quốc làm việc tiếp. Đây cũng là nguyên nhân khiến gần 40% lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn ở lại cư trú bất hợp pháp. Nếu các cơ quan chức năng chỉ đưa ra hình thức xử phạt mà không xây dựng được một chương trình tuyển dụng, tạo việc làm khi người lao động về nước thì khó giảm được số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc nói riêng và các thị trường XKLĐ nói chung.
Trao đổi với phóng viên Tin Tức, nhiều lao động từng đi XKLĐ cho biết, khi về nước, mặc dù có chút vốn liếng nhưng sau đó, họ rất dễ bị rơi vào cảnh trắng tay vì số tiền có được vừa lo trả nợ vừa lo cuộc sống mưu sinh. Do đó, những người đi XKLĐ rất muốn có được công việc phù hợp để phát huy tay nghề đã học được từ nước ngoài.
Vấn đề là ở chỗ, người lao động “mù tịt” thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp FDI, còn nếu xin việc tại các doanh nghiệp Việt Nam thì thu nhập thấp nên hầu hết đều có mong muốn tiếp tục đi XKLĐ.
“Cầu” chưa gặp “cung”
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Việt Nam có khoảng 560.000 lao động đang làm việc tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ, hoạt động ở 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Bình quân mỗi năm có khoảng 80.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, chiếm 5% số lao động được giải quyết việc làm hàng năm.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có chính sách cụ thể cho người lao động tái hòa nhập khi trở về để tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm họ đã được đào tạo tại nước ngoài cũng như chính sách tận dụng nguồn vốn mà họ tích lũy được để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Phân tích số lượng lao động Việt Nam đi XKLĐ cho thấy, lao động với tư cách chuyên gia chỉ chiếm hơn 0,18%; lao động có nghề gần 43%; lao động phổ thông hơn 56%. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 49%; thủy sản, vận tải biển hơn 6,2%, giúp việc gia đình hơn 15,2%... Những năm qua, lực lượng lao động đi XKLĐ đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, đồng thời tạo động lực xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương.
Khảo sát cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm mạnh từ hơn 36% xuống khoảng 4%; ý thức kỷ luật lao động tốt hơn, tay nghề, ngoại ngữ được nâng lên, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 90%).
“Trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hiện chỉ có điều 59 và 60 ghi chung chung là “khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận tuyển dụng người lao động về nước vào làm việc và khuyến khích tạo việc làm”. Vì quy định chung chung như vậy và chưa có văn bản hướng dẫn nên việc tái hòa nhập cho lao động từng đi xuất khẩu tại nước ngoài đang có nhiều khó khăn khi triển khai”, bà Nguyễn Thị Ánh Hằng, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết.
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho biết: “Đến nay, 50/63 tỉnh, thành không nắm được số lượng lao động về nước; chưa có chính sách hỗ trợ đối với nhóm đối tượng này; chưa cung cấp thông tin và hướng dẫn họ đăng ký tìm việc làm phù hợp và phần lớn người lao động về nước tự phải tìm việc và tạo việc làm cho chính mình”.
Việc chưa tận dụng nguồn lực của những người từng đi lao động tại nước ngoài là một sự lãng phí bởi thực tế các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu rất lớn đối với nguồn lực này. |
Khảo sát của Viện Khoa học lao động và xã hội cho thấy, với những kinh nghiệm và kỹ năng học được từ làm việc tại nước ngoài, hơn 80% người từng đi XKLĐ có việc làm ngay nhưng chỉ có 10% tìm được công việc phù hợp liên quan đến công việc đã làm ở nước ngoài.
Điều này cho thấy tình trạng lãng phí nguồn lực tay nghề cao đang diễn ra. Những khó khăn mà người từng đi XKLĐ gặp phải là không thể tìm được nghề tương tự, hoặc ở Việt Nam có nghề đó nhưng máy móc và công nghệ khác biệt nên không thể áp dụng.
Nghiên cứu việc sử dụng số tiền tích lũy cho thấy, gần 35% số tiền tích lũy của người lao động được dành cho trả nợ, gần 29% cho sửa chữa nhà ở, xây dựng; khoản đầu tư cho giáo dục và sản xuất kinh doanh rất thấp.
Đại diện công ty tuyển dụng nhân sự Manpower cho rằng: “Việc chưa tận dụng nguồn lực của những người từng đi lao động tại nước ngoài là một sự lãng phí bởi thực tế các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu rất lớn đối với nguồn lực này. Bất cập lớn nhất của Việt Nam là chưa có nguồn dữ liệu thông tin về lao động đi xuất khẩu trở về để khớp nối với nhu cầu tuyển dụng trong nước.
Do đó, Việt Nam cần sớm tổ chức đơn vị làm dịch vụ hỗ trợ lao động sau khi về nước tái hòa nhập như: Tăng cường kết nối thông tin thị trường lao động; đào tạo chuyển đổi kỹ năng nghề đã làm tại nước ngoài phù hợp với thị trường lao động trong nước”.
Theo Xuân Cường/Báo Tin tức
Ông Nguyễn Đức Lưu, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Bắc Ninh: “Cần sự vào cuộc của chính quyền, ngành LĐTBXH” Ước tính mỗi năm Bắc Ninh có khoảng 1.500 người đi XKLĐ và trở về, mặc dù đây cũng chỉ là con số ước lượng. Do không có số liệu chính xác nên địa phương cũng chưa có chính sách cụ thể đối với người đi XKLĐ về nước. Nhưng do trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp nên tỉnh Bắc Ninh cũng đã có chủ trương tái hòa nhập đối với lực lượng lao động này. Tỉnh đã tổ chức chương trình đào tạo nghề, tập huấn kỹ năng, hỗ trợ vốn để người từng đi XKLĐ có thể triển khai dịch vụ sản xuất kinh doanh. Thực tế, kết hợp với số vốn tích lũy được và vốn vay khởi nghiệp, nhiều người từng đi XKLĐ đã thành công trong kinh doanh. Từ năm 2013 đến 2014, tỉnh Bắc Ninh đã mở 4 phiên giao dịch việc làm chuyên đề cho người đi XKLĐ trở về. Mỗi phiên có khoảng 20 doanh nghiệp FDI đến tuyển dụng và khoảng 500 lao động xuất khẩu về nước tham gia, trong đó có 35% lao động đến từ tỉnh lân cận. Từ kinh nghiệm của Bắc Ninh cho thấy, nếu chính quyền địa phương và ngành LĐTBXH vào cuộc thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, hỗ trợ lao động xuất khẩu về nước. Bà Phạm Nguyên Cường, chuyên gia tư vấn pháp lý: “Việc làm là vấn đề then chốt…” Việc làm là vấn đề then chốt để người đi XKLĐ trở về hòa nhập với cộng đồng. Do đó, cần sớm thành lập “ngân hàng” dữ liệu thông tin về những người đã đi XKLĐ trở về. Mặt khác, cần hình thành tổ chức hỗ trợ tư vấn cho những lao động xuất khẩu trở về, lựa chọn các nguồn lực phù hợp với nhu cầu của người lao động như tư vấn tìm việc làm, vay vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ sử dụng tiền tiết kiệm trong quá trình lao động ở nước ngoài để sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất. |