XKLĐ sang Ả rập Xê út: Siết chặt quản lý lao động

(Dân trí) - Ba vấn đề mà các doanh nghiệp đưa người lao động sang làm việc tại Ả rập Xê út phải thực hiện tốt. Đó là, các điều khoản trong hợp đồng cung ứng lao động, công tác tuyển chọn và đào tạo, công tác quản lý lao động.

 Lao động làm thủ tục XKLĐ
 Lao động làm thủ tục XKLĐ

Và đó cũng là ba yêu cầu cơ bản của Bộ LĐTBXH gửi tới các DN XKLĐ đi Ả rập Xê út. Thực tế, đây là những điểm then chốt cần thực hiện tốt nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và ổn định phát triển thị trường XKLĐĠẢ rập Xê út.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã khai thác và đưa lao động sang làm việc tại Ả rập Xê út chưa tuyển chọn lao động đúng đối tượng, chưa đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ cho người lao động trước khi đi, buông lỏng quản lý.

ThậmĠchí, nhiều doanh nghiệp chưa kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động khi làm việc tại đây, đặc biệt đối với lao động giúp việc gia đình.

Bộ LĐTBXH đã chỉ rõ, hợp đồng cung ứng lao động giúp việc gia đình phải đảm bảo cácĠquyền lợi và điều kiện làm việc của người lao động tối thiểu như: Thời hạn hợp đồng 2 năm và có thể gia hạn; mức lương 1.300 SR/tháng; thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 8h liên tục/ngày, 01 ngày nghỉ/tuần.

Bên cạnh đó, người lao động không pŨải trả tiền môi giới; được cung cấp miễn phí vé máy bay lượt đi và lượt về khi kết thúc hợp đồng; được mua bảo hiểm y tế và được chữa trị y tế miễn phí trong thời gian làm việc tại Ả rập Xê út…

Đối với lao động các ngành nghề khác, hợp đồng cŵng ứng lao động phải đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc của người lao động tối thiểu. Liên quan tới công tác quản lý lao động tại Ả rập Xê út.

Bộ LĐTBXH yêu cầu các doanh nghiệp có 200 lao động giúp việc gia đình trở lên hoặc có 300Ġlao động các ngành nghề trở lên phải cử tối thiểu 1 cán bộ đại diện.

Các doanh nghiệp có ít hơn số lao động nói trên phải phối hợp với doanh nghiệp khác cử cán bộ đại diện để quản lý theo quy định.

Do thủ tục đưa và tiếp nhận lao độŮg sang Ảrập Xê út tương đối đơn giản và hầu như không mất phí. Doanh nghiệp cung ứng được đối tác trả phí tuyển dụng cao. Vì vậy, số doanh nghiệp XKLĐ nhân sự làm công việc giúp việc gia đình có xu hướng tăng (năm 2012 - 2013 có 10 công ty, năm 2014 cdz 15 công ty).

Theo ông Đào Công Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), số lượng doanh nghiệp và người lao động sang làm việc Ảrập Xê út gia tăng gắn liền với các vụ việc phát sinh liên quan đến loại hình lao đᷙng này ngày càng nhiều và chiếm tỷ lệ chủ yếu so với lao động các ngành nghề khác.

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2014, hơn 30 vụ việc phát sinh về lao động giúp việc gia đình, chủ yếu là lao động trốn chủ, bị chủ bỏ rơi, không thích nghi với môi trường làm việc, không đảm bảo sức khở, thậm chí có trường hợp lao động bị vấn đề về tŨần kinh… Một số vụ việc không được xử lý kịp thời, kéo dài gây bức xúc cho người thân lao động và cho xã hội.


Hiếu Minh