Làng chài vùng núi lãi 'khủng" nhờ nuôi cá chép đỏ

Người dân làng cá chép Thủy Trầm đang ráo riết xuất hàng đi khắp nơi phục vụ Tết ông Công ông Táo.

Bao đời nay, người dân Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) đã sống nhờ vào nghề nuôi cá chép phục vụ Tết ông Công ông Táo. Tới Thủy Trầm, ngôi làng nhỏ nép mình sâu trong những triền đồi, có lẽ ai cũng sẽ bất ngờ bởi những cánh đồng rau sạch bát ngát xen kẽ với hàng trăm áo cá lớn, nhỏ.


Người dân làng cá chép Thủy Trầm đang ráo riết xuất hàng đi khắp nơi phục vụ Tết ông Công ông Táo

Người dân làng cá chép Thủy Trầm đang ráo riết xuất hàng đi khắp nơi phục vụ Tết ông Công ông Táo

Chẳng biết có phải do ông trời ưu ái người dân trung du không mà cá chép ở đây thường đỏ đẹp và rất được giá so với những vùng nuôi cá khác. Cô Tới, người dân thôn 1, Thủy Trầm cho biết: “Cá chép Thủy Trầm là đỏ và đẹp nhất vùng này, nên thương lái khắp nơi, từ Lào Cai, Yên Bái tới Nam Định, Thái Bình đều tìm đến đây cứ đến khoảng 20 - 21 là làng lại nhộn nhịp hẳn lên”. Vất vả chăm cá cả năm tới tháng Chạp là bắt đầu vào mùa nên cả làng ai cũng háo hức, từ người già tới mấy em nhỏ cũng theo bố mẹ ra đồng xem đánh cá.

Cá chép đỏ Thủy Trầm được người dân từ gây giống, chăm sóc từ khi còn trong trứng suốt từ tháng 4 cho đến Tháng Chạp thu hoạch. Cá cũng chỉ vừa bằng ba đầu ngón tay nhỏ xinh nhưng màu sắc đỏ tươi vô cùng rực rỡ. Đây cũng chính là cái đẹp đặc trưng của cá Thủy Trầm.

Với hàng trăm ao cá lớn nhỏ, lại được chăm sóc tỉ mỉ nên người dân Thủy Trầm rất ít năm mất mùa, một vụ cá hằng năm Thủy Trầm cung cấp vài chục tấn cá cho các khắp các tỉnh xa gần. Bà Nhung hồ hởi: “Năm nay, riêng 4 ao nhà tôi phải được 5-6 tạ cá, nhiều nên phải kéo cá sớm kẻo mấy hôm nữa khách người ta lên sớm lại không kịp, nhà có bao nhiêu người thì ra đồng làm cá hết, mệt nhưng ai cũng phấn khởi”.

Giá của cá chép đỏ Thủy Trầm thường dao động trong khoảng từ 80-100 nghìn đồng/1kg, các hộ nuôi cá nơi đây ít cũng thu về chục triệu đồng, nhiều cũng đến gần trăm triệu đồng một vụ cá. Nhiều hộ gia đình giàu lên nhờ cá chép đỏ, có lẽ với người dân Thủy Trầm cá chép đỏ không chỉ là một nghề mà còn là nguồn thu nhập chính giữa nơi núi đồi này.


Người dân Thủy Trầm hối hả đánh bắt cá chép đỏ đi bán

Người dân Thủy Trầm hối hả đánh bắt cá chép đỏ đi bán


Cá chép Thủy Trầm có màu đỏ tươi rất bắt mắt

Cá chép Thủy Trầm có màu đỏ tươi rất bắt mắt


Các hộ nuôi cá nơi đây ít cũng thu về chục triệu đồng, nhiều cũng đến gần trăm triệu đồng một vụ cá.

Các hộ nuôi cá nơi đây ít cũng thu về chục triệu đồng, nhiều cũng đến gần trăm triệu đồng một vụ cá.


Trong lúc cất lưới, ông Kỉ người dân Chợ Cá – Thủy Trầm nói: “Cái giống này nó khôn như người ấy, bắt cũng phải nhẹ nhàng thôi không chúng nó trốn mất, nhất là ở hai bên mép lưới chưa hút cạn thì phải chặn kĩ không cá nó ra hết”.

Trong lúc cất lưới, ông Kỉ người dân Chợ Cá – Thủy Trầm nói: “Cái giống này nó khôn như người ấy, bắt cũng phải nhẹ nhàng thôi không chúng nó trốn mất, nhất là ở hai bên mép lưới chưa hút cạn thì phải chặn kĩ không cá nó ra hết”.


Cá sau khi được bắt lên sẽ được người dân đưa vào bể chăm sóc tỉ mỉ, để luôn trong tình trạng khỏe khoắn, sẵn sàng phục vụ cúng ông Công ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp.

Cá sau khi được bắt lên sẽ được người dân đưa vào bể chăm sóc tỉ mỉ, để luôn trong tình trạng khỏe khoắn, sẵn sàng phục vụ cúng ông Công ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp.

Theo Thu Hà - Nguyễn Hiền/Báo Giao thông