Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN mang lợi ích cho du lịch
Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức ra đời với đặc trưng chung là thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động, trong đó có nghề du lịch. Việt Nam hội nhập với Cộng đồng kinh tế ASEAN nên sẽ thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP).
Đây được coi là lộ trình để phát triển và triển khai thực hiện nghề du lịch ở cấp quốc gia. Việc triển khai Thỏa thuận này ở nước ta sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nếu không tận dụng tốt cơ hội, không chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh thì du lịch Việt Nam sẽ thua trên chính sân nhà.
* Cơ hội tốt cho người lao động
Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Trong năm 2014, khu vực ASEAN đã đón được 97,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 3% so với năm 2013, trong đó 28,5 triệu lượt khách đi lại nội khối. Trong năm 2015, số lượng khách quốc tế đến ASEAN sẽ tiếp tục tăng, góp phần giúp ASEAN phát triển kinh tế, xã hội.
Chiến lược Du lịch ASEAN (ATSP) giai đoạn 2016 - 2025 cũng sẽ sớm được xây dựng, trong đó tập trung xây dựng ASEAN trở thành một điểm đến du lịch chất lượng, bền vững, có trách nhiệm và phát triển toàn diện.
Năm 2015 cũng sẽ đánh đấu bước phát triển mới trong hợp tác phát triển du lịch ASEAN bởi Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch sẽ chính thức có hiệu lực. Đây sẽ là nền tảng để tăng cường chuyển dịch lao động trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN, cân bằng cung cầu đối với các nghề du lịch.
Điều này có nghĩa là những người lao động của Việt Nam có thể sang làm việc tại các nước ASEAN và ngược lại, người lao động trong khối ASEAN có thể sang làm việc tại Việt Nam.
Hiện nay ngành du lịch ASEAN đã xây dựng tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lý du lịch và điều hành tour với tổng số 32 chức danh nghề, không bao gồm nghề hướng dẫn viên du lịch. Giáo trình đào tạo nghề chung cũng đã được xây dựng. Một số nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan... đã có cơ quan quốc gia cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch cho người lao động.
Dự kiến, đến tháng 5/2015, Thỏa thuận chung sẽ được thực hiện và khi đó người lao động ở 32 chức danh nghề nêu trên sẽ có cơ hội làm việc tốt hơn.
Việc triển khai các Thỏa thuận chung này mang lại rất nhiều lợi ích, Việt Nam có thể áp dụng được ngay các tiêu chuẩn chung của ASEAN, tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây dựng các bộ tiêu chuẩn. Mặt khác, các doanh nghiệp và người lao động sẽ có điều kiện phát triển năng lực, được thừa nhận trình độ chuyên môn.
Đối với các doanh nghiệp, họ sẽ có bộ tiêu chuẩn để áp dụng đào tạo tại chỗ, người lao động đáp ứng được kỹ năng nghề trong bộ tiêu chuẩn chung ASEAN sẽ đáp ứng hơn tốt nhu cầu của khách du lịch quốc tế và trong nước. Doanh nghiệp thêm nhiều cơ hội tuyển dụng trong ASEAN. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch sẽ tăng lên và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao...
* Cấp thiết nâng cao chất lượng nhân lực du lịch
Mới đây, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức hội nghị thường niền lần đầu tiên về nguồn nhân lực du lịch. Tại đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: Năm 2015 là năm ngành du lịch Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen.
Năm nay cũng là năm du lịch phải tăng tốc để bước vào giai đoạn hội nhập khi mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức hình thành vào cuối năm 2015 và thừa nhận lẫn nhau trong hệ thống tiêu chuẩn nghề của du lịch.
Thỏa thuận này được các nước trong cộng đồng ASEAN rất quan tâm và nhiều nước đã đi tiên phong. Trong đó, nhân lực là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành du lịch. Các nước ASEAN nói chung hay Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo khung trình độ đã được thừa nhận là điều kiện tiên quyết để xây dựng ngành du lịch hội nhập quốc tế.
Theo Tổng cục Du lịch, từ chỗ chỉ có 12.000 lao động vào năm 1990 đến nay ngành du lịch đã có 1,8 triệu lao động, trong đó lao động trực tiếp là 570.000 người, chưa tính đến lao động liên quan và lao động không chính thức. Mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng… nhưng khi được tuyển dụng làm việc hầu hết doanh nghiệp lữ hành đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung kỹ năng, ngoại ngữ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, mỗi năm đón hàng triệu lượt khách quốc tế nhưng vẫn luôn thường trực khó khăn do nguồn nhân lực yếu về ngoại ngữ.
Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Khảo sát trên địa bàn cho thấy, có tới 30-45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ yếu, kỹ năng nghiệp vụ còn thiếu khiến các đơn vị du lịch không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài.
Mặt khác, nếu không giỏi ngoại ngữ, nhân viên trong ngành du lịch cũng không hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển nghề nghiệp chuyên môn, không thể quảng bá chuyên sâu về văn hóa Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế…
Khi Thỏa thuận về nghề du lịch ASEAN chính thức có hiệu lực, sẽ có nhiều lao động trong khối ASEAN đến Việt Nam làm việc. Nếu lao động trong nước không nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành thì họ sẽ thua ngay trên chính sân nhà, hậu quả là sẽ nhiều người mất việc làm. Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch ASEAN sẽ nhiều cơ hội thu hút lao động có tay nghề của Việt Nam.
Điều này cũng có nghĩa là nếu doanh nghiệp du lịch trong nước không đổi mới, không phát triển để giữ chân lao động có tay nghề, thì sẽ mất đi nguồn chất xám lao động có kỹ năng nghề trong nước; chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng sẽ bị suy giảm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Du lịch tại Việt Nam, Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội, do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU) đã sửa đổi bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS).
Bộ tiêu chuẩn VTOS mới được phát triển mở rộng bao gồm cả các lĩnh vực được xác định là quan trọng đối với Việt Nam, ví dụ như thuyết minh du lịch, phục vụ trên tàu thủy du lịch và vận hành cơ sở lưu trú nhỏ, cũng như mở rộng thành 5 bậc nghề từ nhân viên tập sự cho tới quản lý cấp cao.
Toàn bộ các tiêu chuẩn này đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử http://vtos.esrt.vn/ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh; giúp người lao động, người sử dụng lao động, giáo viên và học sinh các trường du lịch tiếp cận, áp dụng và thực hiện theo tiêu chuẩn VTOS nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cũng như hiệu quả đào tạo nghề du lịch một cách thống nhất.
Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam sửa đổi ngoài việc kế thừa các nội dung từ phiên bản trước đã được phát triển phù hợp với các quy định của Việt Nam cũng như được chuẩn hóa, tương thích với các tiêu chuẩn nghề quốc tế, Tiêu chuẩn ASEAN. Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam bản mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng của ngành du lịch thông qua việc triển khai thực hiện, định hướng công tác đào tạo và hội nhập khu vực.
* Cơ hội tốt cho người lao động
Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Trong năm 2014, khu vực ASEAN đã đón được 97,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 3% so với năm 2013, trong đó 28,5 triệu lượt khách đi lại nội khối. Trong năm 2015, số lượng khách quốc tế đến ASEAN sẽ tiếp tục tăng, góp phần giúp ASEAN phát triển kinh tế, xã hội.
Non nước hữu tình của Vịnh Hạ Long. Ảnh: Minh Đức - TTXVN.
Chiến lược Du lịch ASEAN (ATSP) giai đoạn 2016 - 2025 cũng sẽ sớm được xây dựng, trong đó tập trung xây dựng ASEAN trở thành một điểm đến du lịch chất lượng, bền vững, có trách nhiệm và phát triển toàn diện.
Năm 2015 cũng sẽ đánh đấu bước phát triển mới trong hợp tác phát triển du lịch ASEAN bởi Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch sẽ chính thức có hiệu lực. Đây sẽ là nền tảng để tăng cường chuyển dịch lao động trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN, cân bằng cung cầu đối với các nghề du lịch.
Điều này có nghĩa là những người lao động của Việt Nam có thể sang làm việc tại các nước ASEAN và ngược lại, người lao động trong khối ASEAN có thể sang làm việc tại Việt Nam.
Hiện nay ngành du lịch ASEAN đã xây dựng tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lý du lịch và điều hành tour với tổng số 32 chức danh nghề, không bao gồm nghề hướng dẫn viên du lịch. Giáo trình đào tạo nghề chung cũng đã được xây dựng. Một số nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan... đã có cơ quan quốc gia cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch cho người lao động.
Dự kiến, đến tháng 5/2015, Thỏa thuận chung sẽ được thực hiện và khi đó người lao động ở 32 chức danh nghề nêu trên sẽ có cơ hội làm việc tốt hơn.
Việc triển khai các Thỏa thuận chung này mang lại rất nhiều lợi ích, Việt Nam có thể áp dụng được ngay các tiêu chuẩn chung của ASEAN, tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây dựng các bộ tiêu chuẩn. Mặt khác, các doanh nghiệp và người lao động sẽ có điều kiện phát triển năng lực, được thừa nhận trình độ chuyên môn.
Đối với các doanh nghiệp, họ sẽ có bộ tiêu chuẩn để áp dụng đào tạo tại chỗ, người lao động đáp ứng được kỹ năng nghề trong bộ tiêu chuẩn chung ASEAN sẽ đáp ứng hơn tốt nhu cầu của khách du lịch quốc tế và trong nước. Doanh nghiệp thêm nhiều cơ hội tuyển dụng trong ASEAN. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch sẽ tăng lên và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao...
* Cấp thiết nâng cao chất lượng nhân lực du lịch
Mới đây, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức hội nghị thường niền lần đầu tiên về nguồn nhân lực du lịch. Tại đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: Năm 2015 là năm ngành du lịch Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen.
Năm nay cũng là năm du lịch phải tăng tốc để bước vào giai đoạn hội nhập khi mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức hình thành vào cuối năm 2015 và thừa nhận lẫn nhau trong hệ thống tiêu chuẩn nghề của du lịch.
Thỏa thuận này được các nước trong cộng đồng ASEAN rất quan tâm và nhiều nước đã đi tiên phong. Trong đó, nhân lực là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành du lịch. Các nước ASEAN nói chung hay Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo khung trình độ đã được thừa nhận là điều kiện tiên quyết để xây dựng ngành du lịch hội nhập quốc tế.
Theo Tổng cục Du lịch, từ chỗ chỉ có 12.000 lao động vào năm 1990 đến nay ngành du lịch đã có 1,8 triệu lao động, trong đó lao động trực tiếp là 570.000 người, chưa tính đến lao động liên quan và lao động không chính thức. Mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng… nhưng khi được tuyển dụng làm việc hầu hết doanh nghiệp lữ hành đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung kỹ năng, ngoại ngữ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, mỗi năm đón hàng triệu lượt khách quốc tế nhưng vẫn luôn thường trực khó khăn do nguồn nhân lực yếu về ngoại ngữ.
Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Khảo sát trên địa bàn cho thấy, có tới 30-45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ yếu, kỹ năng nghiệp vụ còn thiếu khiến các đơn vị du lịch không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài.
Mặt khác, nếu không giỏi ngoại ngữ, nhân viên trong ngành du lịch cũng không hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển nghề nghiệp chuyên môn, không thể quảng bá chuyên sâu về văn hóa Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế…
Khi Thỏa thuận về nghề du lịch ASEAN chính thức có hiệu lực, sẽ có nhiều lao động trong khối ASEAN đến Việt Nam làm việc. Nếu lao động trong nước không nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành thì họ sẽ thua ngay trên chính sân nhà, hậu quả là sẽ nhiều người mất việc làm. Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch ASEAN sẽ nhiều cơ hội thu hút lao động có tay nghề của Việt Nam.
Điều này cũng có nghĩa là nếu doanh nghiệp du lịch trong nước không đổi mới, không phát triển để giữ chân lao động có tay nghề, thì sẽ mất đi nguồn chất xám lao động có kỹ năng nghề trong nước; chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng sẽ bị suy giảm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Du lịch tại Việt Nam, Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội, do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU) đã sửa đổi bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS).
Bộ tiêu chuẩn VTOS mới được phát triển mở rộng bao gồm cả các lĩnh vực được xác định là quan trọng đối với Việt Nam, ví dụ như thuyết minh du lịch, phục vụ trên tàu thủy du lịch và vận hành cơ sở lưu trú nhỏ, cũng như mở rộng thành 5 bậc nghề từ nhân viên tập sự cho tới quản lý cấp cao.
Toàn bộ các tiêu chuẩn này đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử http://vtos.esrt.vn/ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh; giúp người lao động, người sử dụng lao động, giáo viên và học sinh các trường du lịch tiếp cận, áp dụng và thực hiện theo tiêu chuẩn VTOS nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cũng như hiệu quả đào tạo nghề du lịch một cách thống nhất.
Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam sửa đổi ngoài việc kế thừa các nội dung từ phiên bản trước đã được phát triển phù hợp với các quy định của Việt Nam cũng như được chuẩn hóa, tương thích với các tiêu chuẩn nghề quốc tế, Tiêu chuẩn ASEAN. Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam bản mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng của ngành du lịch thông qua việc triển khai thực hiện, định hướng công tác đào tạo và hội nhập khu vực.
Theo Baotintuc.vn