1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Gắn điều chỉnh chính sách tiền lương với kinh tế thị trường

(Dân trí) - Tiền lương và năng suất lao động có mối quan hệ ra sao, quá trình hội nhập tác động tới chính sách tiền lương của người lao động ra sao, tiền lương tác động ra sao tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, câu chuyện ứng phó của các doanh nghiệp…

Gắn điều chỉnh chính sách tiền lương với kinh tế thị trường Tiền lương và năng suất lao động có mối quan hệ ra sao, quá trình hội nhập tác động tới chính sách tiền lương của người lao động ra sao, tiền lương tác động ra sao tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, câu chuyện ứng phó của các doanh nghiệp… Đây là những nội dung chính của Hội thảo Chính sách tiền lương trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập do Bộ LĐ-TB&XH, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức sáng 25/11 tại Hà Nội. Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, chính sách hội nhập đã đem lại nhiều cải thiện đáng kể trong đời sống cho người lao động. Đặc biệt, chính sách tiền lương có đã nhiều điều chỉnh để phần nào theo kịp những biến chuyển của thị trường. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đã thẳng thắn chỉ ra những thách thức trong chính sách lương hiện nay: Vấn đề năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao, năng suất lao động của người lao động còn thấp, các vấn đề tiền lương và đời sống người lao động còn nhiều khó khăn. Thừa nhận thực tế tiền lương đang thu hút sự quan tâm của xã hội, ông Gyorgy Sziraczki - Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nêu ra nguyên nhân: “Tỉ lệ người làm công ăn lương đang có số lượng lớn tới 34 %, số lượng tăng 17 % so với năm 1996”. Ông Gyorgy Sziraczki đánh giá đây là động lực để phát triển, tăng cường sự phát triển của doanh nghiệp và người lao động, tạo sự chia sẻ lợi nhuận giữa người lao động và doanh nghiệp, thúc đẩy môi trường làm việc có tính xây dựng hơn. Đại diện ILO tại Việt Nam cho biết những thách thức được đặt ra với Việt Nam hiện nay là: Tác động của lương tối thiểu đối với doanh nghiệp, xác định lương tối thiểu đối với doanh nghiệp, vấn đề thảo ước lao động…Đây là những vấn đề cần được bàn thảo và từng bước xây dựng thành chính sách để đi vào đời sống thực tế. Diễn ra từ 25-26/11, các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ được tiếp cận với các nội dung như: Chính sách tiền lương và hội nhập quốc tế, xác lập tiền lương tối thiểu và thương lượng tập thể về tiền lương, ước lượng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, tác động của điều chỉnh lương tối thiểu tới doanh nghiệp… Phan Minh

Đây là những nội dung chính của Hội thảo Chính sách tiền lương trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập do Bộ LĐ-TB&XH, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức sáng 25/11 tại Hà Nội.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, chính sách hội nhập đã đem lại nhiều cải thiện đáng kể trong đời sống cho người lao động. Đặc biệt, chính sách tiền lương có đã nhiều điều chỉnh để phần nào theo kịp những biến chuyển của thị trường.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đã thẳng thắn chỉ ra những thách thức trong chính sách lương hiện nay: Vấn đề năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao, năng suất lao động của người lao động còn thấp, các vấn đề tiền lương và đời sống người lao động còn nhiều khó khăn.

Thừa nhận thực tế tiền lương đang thu hút sự quan tâm của xã hội, ông Gyorgy Sziraczki - Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nêu ra nguyên nhân: “Tỉ lệ người làm công ăn lương đang có số lượng lớn tới 34 %, số lượng tăng 17 % so với năm 1996”.

Ông Gyorgy Sziraczki đánh giá đây là động lực để phát triển, tăng cường sự phát triển của doanh nghiệp và người lao động, tạo sự chia sẻ lợi nhuận giữa người lao động và doanh nghiệp, thúc đẩy môi trường làm việc có tính xây dựng hơn.

Đại diện ILO tại Việt Nam cho biết những thách thức được đặt ra với Việt Nam hiện nay là: Tác động của lương tối thiểu đối với doanh nghiệp, xác định lương tối thiểu đối với doanh nghiệp, vấn đề thảo ước lao động…Đây là những vấn đề cần được bàn thảo và từng bước xây dựng thành chính sách để đi vào đời sống thực tế.

Diễn ra từ 25-26/11, các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ được tiếp cận với các nội dung như: Chính sách tiền lương và hội nhập quốc tế, xác lập tiền lương tối thiểu và thương lượng tập thể về tiền lương, ước lượng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, tác động của điều chỉnh lương tối thiểu tới doanh nghiệp…

Phan Minh