Điều kiện và mức hỗ trợ người lao động tham gia học nghề?

Chị Nguyễn Thu Duyên (TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) hỏi: Trường hợp nào thì người lao động có đủ điều kiện để được nhận trợ cấp học nghề theo diện bảo hiểm thất nghiệp? Mức hỗ trợ học nghề là bao nhiêu?

Điều kiện và mức hỗ trợ người lao động tham gia học nghề? - 1

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp phải đáp ứng đủ 1 số điều kiện sau đây mới có thể được hỗ trợ học nghề:

Theo quy định tại Điều 55 và các Khoản 1, 3, 4 Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về lao động thành lập trong thời thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

4. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

- Về mức hỗ trợ học nghề:

1. Theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.

Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.

2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về dạy nghề (sau đây được viết tắt là cơ sở dạy nghề). Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề.

Việc làm

TIN LIÊN QUAN:

Cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tiếp tục tăng lên 199.400 người

Sáng 30/10, Bộ LĐ-TB&XH và Tổng cục Thống kê công bố Bản tin thị trường lao động quý 2/2015. Theo đó, số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là 199.400 người, tăng hơn so với quý 1/2015 là 22.000 người.

Điều kiện và mức hỗ trợ người lao động tham gia học nghề? - 2

Lực lượng lao động phổ thông thất nghiệp cũng tăng từ 607,8 nghìn người  (chiếm 53,1%), tăng 50,8 nghìn người so với quý 1/2015. Theo Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện KHLĐ (Bộ LĐ-TB&XH) Quý 2/2015, cả nước có 1.144.600 người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 15.2000 người so với quý 1/2015. Tuy nhiên, tính theo ngành nghề, số lượng thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ ĐH và trên ĐH - chiếm 17,4% - lại tăng thêm 22 nghìn người so với Quý 1/2015.

Như vậy, số lao động trình độ đại học, sau đại học bị thất nghiệp là hơn 199.000 người. Nhóm khảo sát của Bản tin cũng chỉ rõ: Ngoại trừ nhóm có trình độ cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp giảm so với quý 1/2015 (từ 7,13% xuống còn 6,56%), tỷ lệ thất nghiệp của các nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật khác đều tăng. Cụ thể: Nhóm có trình độ đại học trở lên tăng từ 3,92% lên 4,6%; trình độ trung cấp tăng từ 3,66% lên 4,49% và trình độ sơ cấp tăng từ 2,05% lên 2,71%. Được biết, trong quý 1/2015, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%.

P.Y

Hỗ trợ tối đa 1.000.000 đồng/người với nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2015/NĐ-CP về việc hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Nghị định sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016. Mức hỗ trợ từ 1.000.000 đồng, 800.000 đồng và 700.000 đồng. Ngoài ra, nghệ nhân được Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, mai táng phí.

Điều kiện và mức hỗ trợ người lao động tham gia học nghề? - 3

Theo đó, đối tượng áp dụng của Nghị định 109/2015/NĐ-CP là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Cụ thể: Người đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ và đủ 60 tuổi trở lên đối với nam không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng; Người mắc một trong các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế quy định. Mức 1.000.000 đồng áp dụng đối với đối tượng quy định nêu trên, thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở. Mức 850.000 đồng áp dụng đối với đối tượng sau đối tượng quy định trên thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở.

P.L