Đánh giá công chức còn cảm tính
Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là khâu quan trọng đầu tiên của công tác nhân sự. Đó là việc làm khó, rất nhạy cảm vì ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác.
Dư luận cho rằng có 30% số cán bộ, công chức, viên chức “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, trong khi Bộ Nội vụ đưa ra con số 1% cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Những con số này thật tình cũng chỉ là võ đoán, chưa dựa trên một tiêu chí thống nhất đánh giá một cách định lượng và được thống kê một cách khoa học.
Trước đây, việc đánh giá từng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo phương thức bỏ phiếu của tập thể cơ quan, đơn vị.
Vì thế, người nào làm việc bình thường, ít va chạm, được lòng mọi người trong cơ quan có khi được nhiều phiếu đánh giá tốt. Những người làm việc tốt, trách nhiệm nhưng gai góc, chẳng ngại va chạm, không “dĩ hòa vi quý” thì nhận kết quả ngược lại. Việc bỏ phiếu đánh giá tưởng là khách quan, công bằng nhưng thực ra lại rất chủ quan, không gắn với trách nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ hôm 9-6 đã ký ban hành Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức; tiêu chuẩn chức vụ, chức danh của cán bộ; tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý; chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình hoặc được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hoặc phân công đối với cán bộ hoặc nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện đối với công chức và căn cứ quy định tại điều 40 Luật Viên chức - đối với viên chức.
Muốn có cơ sở đánh giá chính xác năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, phải thay đổi phương pháp đánh giá vốn đang còn nhiều hạn chế, chưa bám vào kết quả cụ thể thực hiện công việc. Các tiêu chí còn mang nặng định tính nên dễ đánh giá chung chung, bình quân, ai cũng tốt như nhau.
Nên chăng cần áp dụng các phương pháp khoa học khách quan để đánh giá, như đánh giá dựa theo hệ thống quản lý kết quả đầu ra (Performance Management System) - một phương thức mới đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng nhằm cải thiện việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, công chức và người đứng đầu.
Hoặc cũng có thể bổ sung “chế định sát hạch công chức”. Cần nhấn mạnh rằng chế định sát hạch khác xa với công việc kiểm điểm hằng năm đang áp dụng. Phải thông qua sát hạch mới có thể có được sự đánh giá chính xác và tìm hiểu toàn diện về tố chất chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực công tác và thành tích thực tế trong công tác của các công chức. Và phải thí điểm thực hiện chế định sát hạch công chức, coi như một cuộc cải cách lớn đối với việc đánh giá còn quá nhiều cảm tính như hiện nay.
Trước đây, việc đánh giá từng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo phương thức bỏ phiếu của tập thể cơ quan, đơn vị.
Vì thế, người nào làm việc bình thường, ít va chạm, được lòng mọi người trong cơ quan có khi được nhiều phiếu đánh giá tốt. Những người làm việc tốt, trách nhiệm nhưng gai góc, chẳng ngại va chạm, không “dĩ hòa vi quý” thì nhận kết quả ngược lại. Việc bỏ phiếu đánh giá tưởng là khách quan, công bằng nhưng thực ra lại rất chủ quan, không gắn với trách nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ hôm 9-6 đã ký ban hành Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức; tiêu chuẩn chức vụ, chức danh của cán bộ; tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý; chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình hoặc được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hoặc phân công đối với cán bộ hoặc nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện đối với công chức và căn cứ quy định tại điều 40 Luật Viên chức - đối với viên chức.
Muốn có cơ sở đánh giá chính xác năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, phải thay đổi phương pháp đánh giá vốn đang còn nhiều hạn chế, chưa bám vào kết quả cụ thể thực hiện công việc. Các tiêu chí còn mang nặng định tính nên dễ đánh giá chung chung, bình quân, ai cũng tốt như nhau.
Nên chăng cần áp dụng các phương pháp khoa học khách quan để đánh giá, như đánh giá dựa theo hệ thống quản lý kết quả đầu ra (Performance Management System) - một phương thức mới đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng nhằm cải thiện việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, công chức và người đứng đầu.
Hoặc cũng có thể bổ sung “chế định sát hạch công chức”. Cần nhấn mạnh rằng chế định sát hạch khác xa với công việc kiểm điểm hằng năm đang áp dụng. Phải thông qua sát hạch mới có thể có được sự đánh giá chính xác và tìm hiểu toàn diện về tố chất chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực công tác và thành tích thực tế trong công tác của các công chức. Và phải thí điểm thực hiện chế định sát hạch công chức, coi như một cuộc cải cách lớn đối với việc đánh giá còn quá nhiều cảm tính như hiện nay.
Theo Báo Người lao động