"Chớ có tin tưởng quá mà rước họa vào thân”
Chưa bao giờ mình thấy khó khăn khi phải đặt bút ký vào văn bản quyết định số phận một con người như lần này.
“Tin thì tin nhưng cũng phải kiểm tra. Tôi đã nhắc anh nhiều lần nhưng anh chủ quan quá”. Những lời nói của phó giám đốc Thi tuy không gay gắt nhưng càng nghĩ mình càng thấm thía.
Chủ quan, cái tính ấy đã ăn sâu vào mình từ khi nào vậy? Có lẽ là từ khi mình được HĐQT đề cử ngồi vào cái ghế giám đốc công ty. Họ đã giao cho mình nhiều quyền, trong đó có quyền lựa chọn ê-kíp làm việc ăn ý. Nhờ cái quyền ấy mà mấy năm qua, mọi việc đều trôi chảy, mình không mất quá nhiều công sức mà công ty vẫn ăn nên làm ra.
Mình nhớ có lần một nhân viên phát biểu trong hội nghị người lao động: “Giám đốc đã thổi một luồng không khí phấn chấn vào công ty; anh em tin tưởng, an tâm làm việc. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề mà chúng tôi nghĩ rằng nếu giám đốc cẩn trọng hơn khi quyết định thì hiệu quả còn cao hơn nữa...”.
Khi đó mình đã rung đùi, nhịp chân, nghĩ rằng anh chàng kia khen giám đốc giỏi chẳng khác nào khen hoa hậu xinh đẹp. Mình không nghĩ tới cái vế thứ hai trong câu nói của anh ta. Hình như anh ta nhắc tới việc công ty ra thông báo không cho phép cộng dồn phép năm đối với nhân viên ở xa.
Thông báo đó mình ký ban hành sau khi trợ lý của mình phân tích thiệt hại của việc kéo dài ngày nghỉ phép năm của nhân viên. Cô ấy nhấn mạnh: “Sếp thử hình dung nếu có nhiều người lao động cộng dồn phép 2-3 năm để mỗi lần nghỉ cả tháng trời thì công việc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tốt nhất là phép năm nào nghỉ hết năm đó, không nghỉ thì mất quyền lợi, không được phép cộng dồn”.
Mình thấy có lý. Mà trước giờ cô trợ lý nói cái gì mình cũng thấy có lý. Đơn giản vì cô ấy rất giỏi; cả về chuyên môn lẫn kỹ năng thương thảo, thuyết phục. Có những vấn đề sau khi hỏi ý kiến cô ấy, mình có cảm giác được khai sáng. Mình nghĩ thật may mắn khi có được người trợ lý tài sắc vẹn toàn như vậy.
Khi mình khoe chuyện này với bà xã thì cô ấy cảnh báo: “Chớ có tin tưởng quá mà rước họa vào thân”. Mình cho rằng câu nói của bà xã hàm chứa sự ghen tuông hơn là góp ý khách quan, trung thực nên mình đã bỏ qua. Cho đến khi xảy ra sự cố tày đình là mình đã đặt bút ký vào một bản hợp đồng mà không hề biết rằng rủi ro rất cao. Là bởi người trợ lý đoan chắc đã đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng, rằng mọi thứ rất chặt chẽ. Mình ký với tất cả niềm tin nhưng kết quả là thất bại thảm hại.
“Anh phải cho cô ấy nghỉ việc”. Chủ tịch HĐQT ra tối hậu thư. Nếu ông ấy không yêu cầu thì mình cũng phải làm điều đó. Thế nhưng, chưa bao giờ mình thấy khó khăn khi đặt bút ký như vậy. Đành phải tự an ủi: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Dù sao thì sa thải người khác vẫn dễ chịu hơn là để mình bị sa thải...
Chủ quan, cái tính ấy đã ăn sâu vào mình từ khi nào vậy? Có lẽ là từ khi mình được HĐQT đề cử ngồi vào cái ghế giám đốc công ty. Họ đã giao cho mình nhiều quyền, trong đó có quyền lựa chọn ê-kíp làm việc ăn ý. Nhờ cái quyền ấy mà mấy năm qua, mọi việc đều trôi chảy, mình không mất quá nhiều công sức mà công ty vẫn ăn nên làm ra.
Mình nhớ có lần một nhân viên phát biểu trong hội nghị người lao động: “Giám đốc đã thổi một luồng không khí phấn chấn vào công ty; anh em tin tưởng, an tâm làm việc. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề mà chúng tôi nghĩ rằng nếu giám đốc cẩn trọng hơn khi quyết định thì hiệu quả còn cao hơn nữa...”.
Khi đó mình đã rung đùi, nhịp chân, nghĩ rằng anh chàng kia khen giám đốc giỏi chẳng khác nào khen hoa hậu xinh đẹp. Mình không nghĩ tới cái vế thứ hai trong câu nói của anh ta. Hình như anh ta nhắc tới việc công ty ra thông báo không cho phép cộng dồn phép năm đối với nhân viên ở xa.
Thông báo đó mình ký ban hành sau khi trợ lý của mình phân tích thiệt hại của việc kéo dài ngày nghỉ phép năm của nhân viên. Cô ấy nhấn mạnh: “Sếp thử hình dung nếu có nhiều người lao động cộng dồn phép 2-3 năm để mỗi lần nghỉ cả tháng trời thì công việc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tốt nhất là phép năm nào nghỉ hết năm đó, không nghỉ thì mất quyền lợi, không được phép cộng dồn”.
"Chớ có tin tưởng quá mà rước họa vào thân”
Mình thấy có lý. Mà trước giờ cô trợ lý nói cái gì mình cũng thấy có lý. Đơn giản vì cô ấy rất giỏi; cả về chuyên môn lẫn kỹ năng thương thảo, thuyết phục. Có những vấn đề sau khi hỏi ý kiến cô ấy, mình có cảm giác được khai sáng. Mình nghĩ thật may mắn khi có được người trợ lý tài sắc vẹn toàn như vậy.
Khi mình khoe chuyện này với bà xã thì cô ấy cảnh báo: “Chớ có tin tưởng quá mà rước họa vào thân”. Mình cho rằng câu nói của bà xã hàm chứa sự ghen tuông hơn là góp ý khách quan, trung thực nên mình đã bỏ qua. Cho đến khi xảy ra sự cố tày đình là mình đã đặt bút ký vào một bản hợp đồng mà không hề biết rằng rủi ro rất cao. Là bởi người trợ lý đoan chắc đã đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng, rằng mọi thứ rất chặt chẽ. Mình ký với tất cả niềm tin nhưng kết quả là thất bại thảm hại.
“Anh phải cho cô ấy nghỉ việc”. Chủ tịch HĐQT ra tối hậu thư. Nếu ông ấy không yêu cầu thì mình cũng phải làm điều đó. Thế nhưng, chưa bao giờ mình thấy khó khăn khi đặt bút ký như vậy. Đành phải tự an ủi: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Dù sao thì sa thải người khác vẫn dễ chịu hơn là để mình bị sa thải...
Theo Báo Người lao động