1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Cần đánh giá lại đề xuất nâng khung giờ làm thêm

Tăng thời gian làm thêm (tăng ca) với người lao động không chỉ đơn giản là tăng thu nhập mà đằng sau nó là rất nhiều vấn đề cần được đánh giá lại.

Đề xuất nới khung giờ làm thêm từ 300 lên 400 giờ/năm đang gây ra nhiều tranh cãi. Thực tế, người lao động nếu làm việc đúng 48h/tuần thì thu nhập chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng, chưa đủ cho các chi tiêu cơ bản như: tiền nhà, tiền ăn, tiền cho con cái học hành…, chưa nói đến tiền tích lũy.

Còn với chủ doanh nghiệp, nếu không tăng ca cũng thì không giữ được công nhân và không đảm bảo tiến độ đơn hàng. Đại diện cho người lao động là Tổ chức Công đoàn đã nhiều lần khẳng định sẽ đồng ý tăng giờ làm thêm trên cơ sở lũy tiến tiền công trả cho người lao động (làm càng nhiều, tiền càng cao).

Cần đánh giá lại đề xuất nâng khung giờ làm thêm

Ngay trong các thông báo tuyển dụng, doanh nghiệp thường ghi một dòng quan trọng: Có tăng ca và trả công theo thỏa thuận. Ngoài lương, tăng ca là nguồn thu nhập rất quan trọng đối với công nhân.

Hiện, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện một tuần làm việc chỉ với 40 giờ và giờ làm thêm được trả công cao hơn 150% lương vào ngày thường; 200% lương vào ngày nghỉ và 300% lương vào ngày lễ Tết.

Tuy nhiên, các ngành sử dụng nhiều lao động thường có mùa vụ từ 4 - 6 tháng như dệt may, da giày, thủy sản thường xuyên tăng ca để chạy tiến độ các hợp đồng.

Quy định cho phép thời gian làm thêm 300 giờ/năm, nhưng thực tế, phần lớn doanh nghiệp đều vi phạm, vượt quá khung quy định đến 600 giờ.

Một vấn đề đặt ra là nới khung giờ làm thêm có mâu thuẫn với tăng năng suất lao động và giảm tuổi lao động? Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây về Bộ luật Lao động sửa đổi, phần lớn thành viên không tán thành việc nới rộng khung thời giờ làm thêm.

Nguyên nhân được đưa ra là phải xem xét trên nhiều khía cạnh, không chỉ căn cứ vào đề nghị của người lao động, người sử dụng lao động.

Theo VTV.VN