1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Tổng Công ty May 10:

Đề xuất tăng trần tối đa thỏa thuận làm thêm giờ lên 400 giờ/năm

(Dân trí) - “Đặc thù mùa vụ nhịp độ của ngành thời trang là xuân hè và thu đông. Trong khi đó, ngành bị ảnh hưởng tới 4 tháng/năm thấp điểm. Khi cao điểm sẽ bị “bó cứng” bởi quy định giờ làm thêm. Tổng Công ty kiến nghị khung thời gian làm thêm trong năm cần nâng lên từ 300 thành 400 giờ/năm…”.

Đề xuất tăng trần tối đa thỏa thuận làm thêm giờ lên 400 giờ/năm - 1

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung thăm hỏi nữ công nhân may Tổng Công ty May 10.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Cty May 10, phát biểu tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và lãnh đạo Tập đoàn Dệt may VN, Tổng Công ty May 10 tại Hà Nội, sang 17/9.

Được biết, Tổng Công ty đang sử dụng 8.000 công nhân. Ngoài ra, Tổng Công ty còn tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 4.000 lao động thuộc các đơn vị liên doanh liên kết. 

Tăng giờ để đảm bảo sức doanh nghiệp 

Nêu kiến nghị về giờ làm thêm trong năm, ông Trần Đức Việt cho biết với đặc thù của ngành dệt may, Tập đoàn kiến nghị điều chỉnh trong nội dung dự thảo Luật Lao động sửa đổi. 

“Cụ thể, tăng trần tối đa thỏa thuận làm thêm giờ trong năm từ 300 giờ/năm thêm 100 giờ lên 400 giờ/năm; Tăng trần tối đa thỏa thuận làm thêm giờ trong tháng từ 30 giờ/tháng lên 40 giờ/tháng hoặc bỏ quy định về trần số giờ làm thêm trong tháng” - ông Thân Đức Việt cho biết. 

Trong quy định cụ thể các trường hợp được thỏa thuận làm thêm giờ đến 400 giờ/năm, đại diện Tổng Công ty đề xuất chủ áp dụng một số ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất như: Gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da giầy, linh kiện điện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản.

Đề xuất tăng trần tối đa thỏa thuận làm thêm giờ lên 400 giờ/năm - 2

Nữ công nhân thuộc Tổng Công ty May 10

Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. Thời điểm thực hiện công việc: căn cứ vào tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước được.

Đề nghị giữ nguyên tiền lương làm thêm giờ

Ông Thân Đức Việt kiến nghị quy nên giữ định như hiện nay về tiền lương làm thêm giờ: Ít nhất là 150% khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, 200% khi làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, 300% khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương” là hợp lý.

Đề xuất tăng trần tối đa thỏa thuận làm thêm giờ lên 400 giờ/năm - 3

Phân tích rõ hơn, đại diện Tổng Công ty May 10 cho biết: Quy định mức lương làm thêm giờ thấp (thí dụ 120%) thì người lao động không muốn làm thêm giờ và sẽ bảo vệ tốt sức khỏe người lao động. Nhưng cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết huy động làm thêm giờ để giải quyết các nhu cầu cấp bách. 

“Trường hợp quy định mức lương làm thêm giờ cao (như hiện nay và tính lũy tiến) thì có thể kích thích người lao động mong muốn làm thêm nhiều giờ để có nhiều thu nhập, không đạt được mục tiêu bảo vệ được sức khỏe” - ông Thân Đức Việt cho biết. 

Tuy nhiên, tác động tới doanh nghiệp không nhỏ. Đại diện Tổng Cty cho biết, doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí tuyển dụng, tăng chi phí đào tạo cho lao động mới tuyển.

“Nếu tiếp tục tăng chi phí làm thêm giờ sẽ tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí lao động và giảm tính cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam” - ông Thân Đức Việt cho biết.

Mức quy định như hiện tại được coi là hài hòa cho cả doanh nghiệp và người lao động. Quy định cao hơn nữa sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh về chi phí lao động của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và gây bất lợi cho doanh nghiệp nội.

Theo ông Thân Đức Việt, người lao động có khả năng, cơ hội đóng góp ở độ tuổi cao, trong thực tế chỉ là một nhóm lao động thuộc số ít. Nhóm thuộc số nhiều hơn chính là nhóm lao động thấp hơn. Sẽ có rất ít người lao động ngành Dệt may được hưởng chế độ hưu do không thể làm đến đủ tuổi nghỉ hưu vì tính chất công việc ngành nghề. Điều đó vô hình trở thành rào cản cạnh tranh cho doanh nghiệp gây bất ổn đến đời sống của người lao động.

Phan Minh