1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Vì sao xe Trung Quốc 3 lần thất bại khi "đổ bộ" vào thị trường Việt Nam?

An Linh

(Dân trí) - Thị trường xe Việt luôn xuất hiện các mẫu xe nội địa Trung Quốc, tuy nhiên gần đây đã 3 lần xe nước này "đổ bộ" vào Việt Nam và đều gánh những thất bại vì "thảm họa kép".

"Thảm họa kép" đe dọa thị trường xe Việt

Đại dịch Covid-19 quay trở lại nước ta từ cuối tháng 7 đã và đang gây tác động lớn đối với kinh tế xã hội, những tổn thương về kinh tế khiến các khách hàng hạn chế mua xe, trong khi đó sắp tới là tháng 7 âm lịch, theo quan niệm dân gian là tháng Ngâu - tháng cô hồn , kiêng mua sắm đồ lớn, làm ăn và xây dựng nhà cửa.

Vì sao xe Trung Quốc 3 lần thất bại khi đổ bộ vào thị trường Việt Nam? - 1

Hai yếu tố trên đã và đang tác động lớn đến ngành xe hơi và doanh số tiêu thụ xe hơi tại Việt Nam. Theo nhiều đại lý xe hơi, những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và tháng cô hồn có thể khiến doanh số bán ra giảm, nếu các đại lý, doanh nghiệp xe thiếu các chiến lược giảm giá, chiết khấu giá xe, sẽ khó có thể đạt được doanh số như đề ra và nguy cơ thua lỗ là điều khó tránh khỏi.

Giảm giá ồ ạt trong tháng 7 để cứu doanh số

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán xe tháng 7/2020 tăng nhẹ . Đây được xem là hệ quả của các đợt giảm giá của hãng và cú huých chính sách.

Vì sao xe Trung Quốc 3 lần thất bại khi đổ bộ vào thị trường Việt Nam? - 2

Cụ thể, số xe bán ra theo báo cáo của VAMA tính trong tháng 7 là hơn 24.000 chiếc, trong đó hơn 17.500 chiếc là xe du lịch, hơn 6.100 chiếc xe thương mại và hơn 330 chiếc là xe chuyên dụng.

Doanh số xe du lịch tăng 0,1%; xe thương mại tăng 0,4% và xe chuyên dụng tăng 10% so với tháng trước. Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước đạt 16.088 xe, tăng 2% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 7.977 xe, giảm 2% so với tháng trước.

So sánh với cùng kỳ năm trước, doanh số bán hàng của xe hơi Việt tháng 7/2020 có giảm song không đáng kể, đây là tín hiệu đáng mừng bởi hiện tại, dịch covid-19 đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế Việt Nam.

Doanh số xe bán ra tháng 7 chỉ giảm khoảng 1.800 chiếc so với cùng kỳ năm trước, giảm khoảng 10%, trong khi đó, tính lũy kế đến hết tháng 7/2020, lượng xe bán ra tại thị trường Việt Nam đạt 126.000 chiếc, giảm hơn 45.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Đây là tháng thứ 2, doanh số xe tăng kể từ khi dịch covid-19 xảy ra ở Việt Nam và tháng 7 cũng là tháng ghi nhận dịch covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam.

Xe Trung Quốc hào nhoáng nhưng khó sống ở Việt Nam

Từ nhiều thập kỷ qua, thị trường xe Việt luôn xuất hiện các mẫu xe nội địa Trung Quốc, đây là các dòng xe, mẫu xe được sản xuất bởi các nhà sản xuất Trung Quốc như Lifan, Dongfeng, Chery, Baic, Zotye ... chứ không phải là các mẫu xe, hãng xe liên doanh như Audi, Volkwagen, Volvo...

Vì sao xe Trung Quốc 3 lần thất bại khi đổ bộ vào thị trường Việt Nam? - 3

Theo thống kê, tính đến nay có 3 lần xe Trung Quốc "đổ bộ" vào Việt Nam song đều gánh những thất bại. Đầu tiên là các mẫu xe cỡ nhỏ, giá rẻ và trang bị nghèo nàn, những mẫu xe này gồm Lifan, Chery, song chỉ sau một thời gian mất bóng ở Việt Nam.

Thời kỳ thứ 2, các mẫu xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi Baic, Haizma đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam cùng với các xe tải cỡ lớn, cỡ nhỏ như Dongfeng, Howo... Tuy nhiên, sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng xe liên doanh và xe trong nước cùng với mức thuế suất thuế nhập khẩu cao đã đánh bật các mẫu xe Trung Quốc khỏi miếng bánh thị phần ở Việt Nam.

Thời kỳ thứ 3, các mẫu xe Trung Quốc tập trung xâm nhập vào Việt Nam bài bản hơn như phân phối xe độc quyền, chất lượng xe tốt hơn. Tuy nhiên, các hãng xe Trung Quốc, nhà nhập khẩu đã tự "bắn vào chân mình" khi cài cắm lợi ích chủ quyền phi pháp của Việt Nam. Và ngay lập tức, người tiêu dùng Việt tẩy chay, quay lưng với xe Trung Quốc.

Điểm đặc biệt của các mẫu xe cũ hút khách

Người mua xe cũ thường có ba mục tiêu: mua xe chạy dịch vụ, người mới đi xe và người không có nhiều tiền để mua xe mới. Điểm chung của họ đều mong mua được xe rẻ, chất lượng và khấu hao thấp.

Vì sao xe Trung Quốc 3 lần thất bại khi đổ bộ vào thị trường Việt Nam? - 4

Những chiếc xe sedan và hatchback như: Toyota Vios, Hyundai Accent, Kia K3 (Cerato) hay Mazda 3, Mazda 2 được nhiều người mua xe cũ chọn lựa. Tiêu chí của họ là các mẫu xe phổ thông, giá phải chăng và chỉ nên sử dụng từ 5-6 năm trở lại.

Những năm trước, xe cũ 5 đến 7 chỗ được săn lùng nhiều nhất là Toyota Fortuner, Innova, Ford Everest, Honda CRV và Hyundai SantaFe. Hiện nay, đây vẫn là những mẫu xe hàng đầu mà dân chạy xe dịch vụ thích thú dù có rất nhiều mẫu xe mới ra đời, cạnh tranh quyết liệt.

Các hãng xe Nhật lao đao vì bị tẩy chay ở Hàn Quốc

Vừa bị người tiêu dùng tẩy chay, vừa chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, doanh số xe Nhật tại Hàn Quốc đang sụt giảm thê thảm.

Vì sao xe Trung Quốc 3 lần thất bại khi đổ bộ vào thị trường Việt Nam? - 5

Theo Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối ô tô Hàn Quốc, doanh số xe Nhật ở nước này trong 7 tháng đầu năm nay đã giảm tới 55,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tiêu thụ xe nhập tại Hàn Quốc tăng 14,9%.

Nói cách khác, doanh số của Toyota, Honda và Nissan sụt giảm mạnh, trong khi doanh số của Mercedes-Benz, BMW, Audi và Volkswagen tăng.

Thị phần của các hãng xe Nhật tại thị trường ô tô Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm nay giảm từ 20,3% xuống chỉ còn 7,9%, trong khi thị phần của các hãng xe Đức tăng từ 52,1% của năm ngoái lên 62%.

Các nhà quan sát cho rằng nguyên nhân là do người tiêu dùng Hàn Quốc vẫn đang tẩy chay hàng hoá Nhật Bản nhằm phản đối các rào cản thương mại của Tokyo. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là Toyota, Honda và Nissan không nhanh nhạy bằng các đối thủ trong việc gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.