1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Trước phiên phúc thẩm: 'Siêu lừa' Huyền Như và 'tuyệt chiêu' qua mặt Bầu Kiên

Để có thể qua mặt được cả một bộ máy quản lý chuyên nghiệp, lão luyện về nghiệp vụ ngân hàng, biến những người có bề dày kinh nghiệm trong nghề như Bầu Kiên và các ngân hàng "sừng sỏ" phải trở thành nạn nhân của mình, chuyện đó không dễ chút nào.

Nhưng Huyền Như đã làm được. Không những thế, theo hồ sơ, số tiền Huyền Như lừa lấy được lên tới con số kỷ lục… 4000 tỷ đồng. Vậy Huyền Như đã làm như thế nào? Cùng điểm lại những diễn biến chính trong vụ án trước khi phiên toà phúc thẩm xét xử “siêu lừa” này diễn ra.

Biệt tài giả chữ ký

Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978 tại Tiền Giang, cựu Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam- Vietinbank - chi nhánh TP HCM). Theo hộ khẩu thường trú, Như ở phường 22, Q.Bình Thạnh nhưng thường ở tại một căn nhà mặt tiền đường Tôn Đản, Q.4, TP.HCM.
Huyền Như trong phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 1-2014

Huyền Như trong phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 1-2014

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Quần áo chợ đêm siêu rẻ, chiều lòng sinh viên

* Độc đáo những ngôi nhà xây bằng tiểu quách

* Cận cảnh biệt thự xa hoa của Roger Federer

* Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu thanh long của Việt Nam

* Vụ cướp biển nổ súng cướp tàu, bắn chết thủy thủ diễn ra thế nào?

* Trung Quốc phạt nặng hành khách hất nước nóng vào tiếp viên Thái

Tháng 9-2011, Huỳnh Thị Huyền Như bị bắt giam sau khi công an vào cuộc để điều tra vì có nhiều đơn tố cáo không trả tiền của Huyền Như.

Theo điều tra sau đó, năm 2010, Huỳnh Thị Huyền Như do kinh doanh thua lỗ, mất khả năng chi trả khoản nợ hơn 200 tỷ đồng do vay với lãi suất cao từ nhiều ngân hàng để kinh doanh bất động sản. Do đó, Huyền Như quay cuồng tìm nhiều cách để “xoay” tiền trả nợ.

Từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, do nắm được nghiệp vụ ngân hàng và có chức vụ là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank TP.HCM, có thẩm quyền phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp với hạn mức 50 tỷ đồng/lệnh, Như đã nảy ra ý định lừa đảo để kiếm tiền nhanh.

Lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, Như đã làm giả con dấu của các ngân hàng và một số công ty như Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, Công ty Phúc Vinh, Công ty Thịnh Phát, Công ty Toàn Cầu, Công ty Saigonbank Berjaya... để sử dụng đóng vào các tài liệu, giấy tờ do Như làm giả. 

Những giấy tờ giả này được Như sử dụng để mở tài khoản của một số công ty tại Vietinbank TP.HCM, làm giả hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để chiếm đoạt tài sản. 

Hỗ trợ hoàn hảo cho vụ siêu lừa này là biệt tài giả chữ ký của Huyền Như. Như đã giả chữ ký của nhiều lãnh đạo VietinBank cũng như các khách hàng của Huyền Như để lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Số tiền siêu lừa Huyền Như đã chiếm đoạt được là hơn 3.900 tỉ đồng, gồm của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 718 tỉ đồng, Ngân hàng TMCP Nam Việt 200 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế VIB - chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng... Huyền Như đã dùng hơn 925 tỉ đồng để trả nợ cho các khoản vay. 

Tháng 9-2011 vụ án được khởi tố, Huyền Như lúc đó (33 tuổi) bị bắt giam khi đang mang thai hơn 4 tháng.

Điều đáng nói, số tài sản của Huyền Như cơ quan điều tra thu giữ, kê biên được chỉ có trị giá hơn 220 tỉ đồng so với số tiền gần 4.000 tỉ đồng đã chiếm đoạt và số còn nợ hơn 1.200 tỉ đồng tín dụng đen của Như. Khai về điều này, tại phiên sơ thẩm Huyền Như khai rằng trước đó đã bỏ ra hơn 1,1 triệu USD để nhờ làm “thẻ xanh” đi Mỹ.

Ngoài "tuyệt chiêu" giả chữ ký để lừa lấy tiền, Huyền Như còn lợi dụng một nguyên nhân nữa để lừa đảo khiến Bầu Kiên và các cựu quan chức ngân hàng ACB phải vướng vòng lao lý. Đó là, theo như Huyền Như khai tại phiên tòa xét xử bầu Kiên vào ngày 23-5 khi chủ tọa hỏi "Sơ hở của ACB ở chỗ nào?

Huyền Như đã "bật mí": Theo quy định, từng khách hàng phải trực tiếp đến NH để mở tài khoản để NH đối chiếu các thủ tục pháp lý, nhưng các khách hàng của chị Ngọc (bên ACB) đã không thực hiện như thế mà chỉ cung cấp chứng minh thư để tôi mở tài khoản. Đó là sơ hở để tôi có thể lấy được tiền ra.

Chủ tài khoản có quyền quản lý số dư trên tài khoản, nếu phát hiện TK sử dụng sai mục đích thì có thể báo ngay NH để ngăn chặn kịp thời nhưng phía ACB đã không có động thái đó. Khi tiền về, tôi đã trích vào tài khoản tiền gửi, nhưng chị Ngọc cũng không quan tâm đến việc tôi trích làm gì.

Nếu ngay từ đầu khách hàng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình thì tôi không thể chiếm đoạt được số tiền nói trên. Lỗi của người gửi tiền đã không theo sát khoản tiền gửi mà phó thác hoàn toàn cho tôi”.

Nhiều kỷ lục được xác lập

Số tiền phạm tội kỷ lục: Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 12 công ty và cá nhân. Đây được xem là vụ án lừa đảo có số tiền kỷ lục nhất từ trước đến nay.

Hồ sơ vụ án “khủng”: Với 71.000 bút lục, hồ sơ vụ án nặng gần 300 ký và nhiều đến nỗi không thể đưa hết vào cáo trạng, chỉ khi tranh luận mới đưa ra “cãi”.

Thời gian xét xử sơ thẩm kéo dài gần… 1 tháng

Số lượng người có liên quan đông, phức tạp: Ngoài 23 bị cáo bị truy tố, còn có 79 cá nhân, đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; 47 luật sư tham gia bào chữa và 15 đơn vị, cá nhân là nguyên đơn dân sự và bị hại

Nhiều “đại án: Bản thân vụ án lừa đảo của Huyền Như đã được coi là một “đại án” vì mức độ phạm tội gây chấn động dư luận về quy mô, thủ đoạn, số lượng tiền lừa đảo, “tầm cỡ” các nạn nhân bị lừa.... Tuy nhiên, liên quan đến vụ án này còn có một vụ án khác cũng gây chấn động không kém đó là việc truy tố, bắt giam 6 quan chức nguyên là lãnh đạo ACB (trong đó có Bầu Kiên nổi tiếng và cựu Bộ trưởng Bùi Xuân Giá…) cũng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do để mất 718 tỉ đồng vào tay Như. Vụ này đã được tách ra, xử lý trong vụ án khác là “đại án Bầu Kiên” mà tòa phúc thẩm TAND Hà Nội vừa hoàn tất phần xét xử và cũng sẽ tuyên án trong ngày diễn ra phiên phúc thẩm vụ án này (ngày 15-12).

Theo hồ sơ vụ án, vì ham lãi suất cao vượt trần do Như đưa ra, từ tháng 5-2010 đến 11-2011, ACB đã ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng 718 tỉ đồng vào VietinBank với lãi suất lên đến 18,5%/năm nhưng đã bị Như chiếm đoạt toàn bộ.

Có con nhỏ nhưng không được hưởng chính sách tại ngoại: Huỳnh Thị Huyền Như bị bắt giam ngày 30-9-2011, khi đang mang thai 4 tháng. Trong thời gian bị tạm giam, bị cáo đã sinh con nhưng chưa được làm giấy khai sinh do chưa đăng ký kết hôn. Mặc dù có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nhưng với tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, Huyền Như không được hưởng chính sách tại ngoại hầu tra.

Bị cáo trả lời nhiều câu “không biết”, “không nhớ” nhất: Không chỉ trong phiên tòa sơ thẩm xét xử mình hồi tháng 1-2014, mà cả khi ra làm chứng tại tại phiên tòa có liên quan ở vụ Bầu Kiên, bị cáo Huyền Như cũng luôn trả lời nhiều nhất là “không nhớ”, “không biết”, “không trả lời”.

Huỳnh Thị Huyền Như bị truy tố với hai tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Tại phiên tòa cấp sơ thẩm hồi tháng 1-2014, Huỳnh Thị Huyền Như đã bị tuyên án tù chung thân.

Theo lịch, sáng thứ Hai, ngày 15-12, TAND Tối cao tại TP HCM sẽ đưa “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như ra xét xử phúc thẩm.

Theo Đ.Liên

PLO

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm