Thương mại điện tử - Cuộc chiến của ý tưởng

Khi mua sắm online đang dần trở thành một thói quen tiêu dùng của người Việt, các công ty thương mại điện tử buộc phải tìm những phương hướng phát triển riêng, nhằm nhanh chóng định hình chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng. Và từ đó các ông lớn trong thương mại điện tử phải tìm kiêm ý tưởng cho mô hình của mình.

Một đặc điểm chung rất dễ nhận biết là phần lớn các công ty Thương mại Điện Tử tại Việt Nam lựa chọn mô hình sàn giao dịch (Market Place) làm nền tảng cung cấp dịch vụ. Các công ty lựa chọn mô hình này, không mua bán hàng hoá mà chỉ tạo ra một địa điểm tập hợp người mua bán trong một khu vực nhất định và hỗ trợ họ thực hiện giao dịch cũng như đảm bảo các hoạt động thanh toán và vận chuyển, đồng thời đứng ra giải quyết tranh chấp trong trường hợp xảy ra khiếu nại từ các bên.

Bên cạnh đó mô hình C2C (Consumers to Consumers) có thể hiểu đơn giản là giao dịch giữa các cá nhân và người tiêu dùng. Hoạt động chủ yếu trên các website C2C bao gồm: đấu giá, giao dịch của khách hàng tới doanh nghiệp (đấu giá ngược). Ở thị trường Việt Nam, mặc dù mô hình C2C hay “chợ trực tuyến” đã xuất hiện từ rất sớm nhưng vẫn chưa nhận được sự tin tưởng hoàn toàn từ phần đông người tiêu dùng.

Thương mại diện tử Việt Nam đang phát triển nhanh chóng
Thương mại diện tử Việt Nam đang phát triển nhanh chóng

Lingo.vn thì lựa chọn một hướng đi tách biệt cho riêng mình với mô hình B2C (Business to Consumer) trong bối cảnh các công ty Thương mại Điện tử đua nhau cung cấp dịch vụ dựa trên mô hình sàn giao dịch hay C2C. Đại diện công ty trong một bài phỏng vấn cho hay “Giới hạn các nhà cung cấp là các công ty có uy tín, trực tiếp tiếp nhận từ bên cung ứng, quảng cáo và phân phối sản phẩm đến tận tay khách hàng.

Điểm mạnh của mô hình này là sự đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm: dịch vụ trước và sau khi mua hàng. Hàng hoá trước khi đến tay khách hàng sẽ đi qua nhiều công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm, so sánh giá trên thị trường để đảm bảo người tiêu dùng nhận được sản phẩm chất lượng với mức giáp hải chăng nhất. Sản phẩm tại Lingo.vn được chia theo đầu mục nhằm hỗ trợ khách hàng mua sắm thuận tiện nhất. Với cơ chế gợi ý thông minh, đưa ra các sản phẩm tương tự cho khách hàng lựa chọn. cam kết đặt sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu hàng đầu khi mua sắm tại website của công ty.”

Các doanh nghiệp TMĐT ngày càng đầu tư hơn nữa vào dịch vụ và lợi ích củak khách hàng (nguồn: giao diện website Lingo)
Các doanh nghiệp TMĐT ngày càng đầu tư hơn nữa vào dịch vụ và lợi ích củak khách hàng (nguồn: giao diện website Lingo)

Thanh toán Online cũng là một vấn đề mà các ông lớn thương mại điện tử vần cân nhắc. Phương thức thanh toán đa dạng, khách hàng có quyền lựa chọn việc thanh toán online qua thẻ hoặc thanh toán trực tiếp khi nhận hàng là một điều quan trọng giúp khách hàng thuận tiện hơn. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thanh toán tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng, không khác gì so với việc mua sản phẩm tương tự ở các đại lý hay siêu thị.

Đại diện Lingo.vn cho hay, chính vì những điểm chung như trên mà thương mại điện tử dang dần trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên để tạp sự khác biệt cho doanh nghiệp của mình thì mỗi công ty cần mang tới cho khách hàng dịch vụ nổi trội. Dẫn ra một ví dụ của Lingo như cho phép đổi trả hàng trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận hàng, đối với những trường hợp khách hàng chưa hiểu rõ về quy định cũng như dịch vụ, Lingo.vn luôn có đội ngũ nhân viên sẵn sàng giải đáp thắc mắc cũng như hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ khách hàng yên tâm mua sắm.

Với muôn ngàn lối đi và phương hướng phát triển nhưng miếng bánh thị phần thì không thể phình to, cuộc chiến thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới hứa hẹn sẽ trở nên vô cùng khó lường và quyết liệt.

PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm