1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thủ tướng đồng ý cho thí điểm nhượng quyền sân bay Phú Quốc

(Dân trí) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương huy động các nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.

Thông báo kết luận nêu rõ, việc thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó có kết cấu hạ tầng hàng không là phù hợp với chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 13 về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Chính phủ “nhắm” tăng trưởng kinh tế 2016 vượt 6,5%

Chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu

Hai đại gia có thú chơi máy bay...lôi nhau ra đòi nợ giữa phố

Gạo Việt Nam gặp khó với thị trường Thổ Nhĩ Kỳ

Công trình 300 tỷ nứt toác sau 1 trận mưa: Chưa đánh giá kỹ địa chất

Sacombank tổ chức đại hội cổ đông bất thường thông qua kế hoạch M&A

Hàng không Việt Nam là lĩnh vực đặc thù, việc quản lý và khai thác cảng hàng không, sân bay liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và an toàn trong lĩnh vực hàng không. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng, khai thác và phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc phải bảo đảm quản lý thống nhất, chặt chẽ của Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện Đề án huy động các nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.

Trong đó cần đề cập rõ nguồn vốn đầu tư và cơ chế quản lý, khai thác đối với từng dự án; lĩnh vực và sản phẩm dịch vụ nào có thể giao doanh nghiệp tư nhân trong nước, ngoài nước đầu tư, kinh doanh; cơ chế quản lý nhà nước để bảo đảm quốc phòng, an ninh và an toàn trong lĩnh vực hàng không.

Trên cơ sở định hướng chung của Đề án, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất thí điểm việc nhượng quyền khai thác kinh doanh một số lĩnh vực tại Cảng Hàng không Phú Quốc, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cho tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn T&T của “bầu” Hiển và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) của ông chủ hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn đã cùng bày tỏ mong muốn được mua hoặc được quyền khai thác có thời hạn sân bay Phú Quốc.

Cảng hành khách Quốc tế Phú Quốc được đánh giá là một trong những công trình cơ sở hạ tầng trọng yếu, khi đi vào khai thác sẽ mở ra cơ hội giao thương với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ cho đảo ngọc Phú Quốc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Điểm hút của cảng hàng không Phú Quốc với nhà đầu tư chính từ đề án xây dựng huyện đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, tiến lên thành phố du lịch, trong đó có cả điểm vui chơi casino. Ngoài ra, với lượng du khách đang ngày càng nhiều lên, việc kinh doanh hàng bán lẻ miễn thuế trong sân bay cũng là một điểm nhấn thu hút các nhà đầu tư giành quyền khai thác cảng hàng không này. 

Phương Dung 


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm