1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Sức hút của cảng biển, sân bay trong mắt bầu Hiển

(Dân trí) - Ví cảng biển, sân bay về bản chất kinh doanh dịch vụ không khác gì bến xe, Chủ tịch T&T nhìn nhận đây là lĩnh vực giàu tiềm năng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Nông dân mất ăn mất ngủ vì thương lái ngừng thu mua lúa gạo

* Kinh tế vùng Vịnh ra sao khi giá dầu giảm?

* Sức khỏe của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu xấu đi

* Doanh nghiệp bất động sản, chuyện những người “bỏ cuộc chơi”

* Luật vừa thông qua đã xin sửa: “Tưởng nhầm, hóa không phải!”

* Ông Đỗ Quang Hiển: “Cảng biển và hàng không, hấp dẫn tùy nơi”

Đầu năm nay, lĩnh vực giao thông bất ngờ đón nhận những thông tin khá mới mẻ khi Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific Airlines đồng loạt kiến nghị mua lại, nhận quyền khai thác sân bay và nhà ga ở Nội Bài, Phú Quốc, Đà Nẵng. Cùng với đó, hai “ông lớn” T&T, Vingroup cũng tung ra kế hoạch mua lại cả sân bay và cảng biển.

PV Dân trí đã cuộc phỏng vấn riêng ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn T&T, doanh nghiệp đang nhận được sự quan tâm của dư luận sau hai đề xuất mua gọn cảng Quảng Ninh cũng như sân bay Phú Quốc.

Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc T&T (Ảnh: Bích Diệp)
Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc T&T (Ảnh: Bích Diệp)

“Cảng biển và hàng không, hấp dẫn tùy nơi”

Không lâu sau đề nghị nhận chuyển nhượng 100% cổ phần Nhà nước tại Cảng Quảng Ninh thì Tập đoàn T&T tiếp tục có đề nghị mua (hoặc thuê lại quyền khai thác) Sân bay Phú Quốc. Điều này khiến không ít người tò mò về thế mạnh và tiềm lực của Công ty. Theo ông, điều gì sẽ khiến T&T có thể thuyết phục được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng như Chính phủ đồng ý với những đề xuất này?

Chúng ta biết là Chính phủ đang có chủ trương xã hội hóa đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ trong đó có cảng biển, cảng hàng không. Đặc biệt là Bộ GTVT thời gian vừa qua cũng đã thực hiện xã hội hóa một loạt các dự án cơ sở hạ tầng như đường giao thông quốc lộ, đường cao tốc và bây giờ cảng biển, sân bay. Chủ trương là Nhà nước chỉ giữ những lĩnh vực nào là trọng yếu, còn lại thu hút các nguồn lực từ xã hội. 

T&T cũng như các doanh nghiệp khác sẵn sàng tham gia vào quá trình này. Việc tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các dự án sẽ tạo nên sự chặt chẽ về quản lý, tiến độ, chất lượng cũng như đầu tư phát triển. Đương nhiên, bất cứ doanh nghiệp nào muốn tham gia cũng phải có đủ nguồn lực và điều này sẽ do chính các cơ quan chuyên môn thẩm định. 

Trên thực tế, để trình mua một dự án thì doanh nghiệp đó đã phải được các Bộ ngành và Chính phủ nghiên cứu, thẩm định, đánh giá về năng lực tài chính rồi, chứ không phải ai xin cũng được, ai đăng ký cũng được! Tất cả đều có tiêu chí. Tôi cho rằng, bây giờ các doanh nghiệp đã đi vào thực chất và qua thời kỳ “đánh bóng, đánh quả”, phải có năng lực thực sự thì doanh nghiệp mới tham gia.

Về phía Tập đoàn T&T, tôi khẳng định doanh nghiệp có đủ năng lực, trước hết là về tài chính. Riêng vốn điều lệ của Công ty đã là 2.500 tỷ đồng (chưa kể các chỉ tiêu tài chính khác như tổng tài sản) hoàn toàn đủ điều kiện để tham gia mua lại các dự án này. Tôi không đi sâu vào những chỉ tiêu khác, tuy nhiên, khi T&T trình lên thì hồ sơ đã được cơ quan kiểm toán độc lập (được chấp thuận) thẩm định và đã qua đánh giá của các bộ, ngành.

Liệu ông có thể tiết lộ về tiến độ của hai đề xuất hiện đã được thực hiện đến đâu?

Về cảng Quảng Ninh thì Chính phủ đã thống nhất cho thoái hết 100% vốn Nhà nước và chỉ định cho nhà đầu tư trong nước, Bộ GTVT đã đồng ý cho T&T mua lại. Còn Sân bay Phú Quốc thì Bộ GTVT đang trình Chính phủ quyết định.
 

Lĩnh vực cảng hàng không đang hút sự quan tâm của hàng loạt nhà đầu tư tư nhân

Lĩnh vực cảng hàng không đang "hút" sự quan tâm của hàng loạt nhà đầu tư tư nhân

Mua cổ phần DNNN cũng phải có duyên

Trong thời điểm hiện tại, hàng loạt các cảng biển khác trên cả nước cũng đang rầm rộ IPO, bán, chuyển nhượng Cổ phần Nhà nước nắm giữ, thậm chí là Sân bay Long Thành cũng đã tính đến xã hội hóa. Theo đánh giá của ông, trong bối cảnh hiện nay, triển vọng phát triển của lĩnh vực cảng biển và cảng hàng không như thế nào?

Thực ra, độ hấp dẫn của các cảng biển và cảng hàng không dưới con mắt của nhà đầu tư cũng phải tùy từng cảng và tùy từng từng sân bay, tùy từng vị trí. Tuy nhiên, nhìn chung đây là một lĩnh vực có thể hoạt động hiệu quả do mấy yếu tố sau:

Thứ nhất Việt Nam đang hội hội nhập càng ngày càng sâu hơn với khu vực và thế giới, nên thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước sẽ ngày càng được mở rộng, nhu cầu giao thương cũng tăng lên rất nhiều.

Thứ hai là khi Việt Nam gia tăng mối quan hệ đầu tư, thương mại với càng nhiều nước trên thế giới thì khách đến Việt Nam tham quan du lịch cũng như đầu tư… cũng sẽ tăng mạnh, nên nhìn chung các cảng biển và cảng hàng không có nhiều cơ hội để phát triển.

Về bản chất cảng biển hay cảng hàng không đều là cung cấp dịch vụ. Lấy ví dụ cảng hàng không, ngoài những mảng như đường băng, điều hành bay liên quan đến kỹ thuật, đến an ninh quốc phòng - nhà nước nên quản lý, thì các dịch vụ còn lại ở nhà ga – nói một cách hình ảnh, có thể ví như bến xe vậy. Tương tự với cảng biển. Tất nhiên, việc kinh doanh dịch vụ cảng biển, sân bay sẽ ở một cấp độ cao cấp hơn. Và những mảng dịch vụ này thì nên xã hội hóa.

Tôi có thể khẳng định là khi tư nhân vào tham gia đầu tư, quản lý họ sẽ mang lại dịch vụ tốt hơn, chất lượng hơn - vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng lớn lao hơn là mang lại lợi ích cho cộng đồng.Tôi nghĩ là đã đến lúc phải thay đổi nhận thức ở những lĩnh vực này.
 
Bao nhiêu năm nay chúng ta đã quen với việc Nhà nước quản lý các cảng biển, cảng hàng không nên bây giờ thấy việc xã hội hóa, “mua lại sân bay”, “chuyển nhượng quyền khai thác sân bay” chưa cảm thấy quen, nhưng thực tế, các nước họ cũng đều đã tư nhân hóa hết và hiệu quả mang lại tốt hơn nhiều, chất lượng dịch vụ đi lên và giá thành hạ.

Trong năm 2015 này dự kiến sẽ bùng nổ hoạt động thoái vốn tại các DNNN trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Liệu ông có kế hoạch tham gia mua cổ phần các doanh nghiệp khác hay không?

T&T cũng như nhiều doanh nghiệp tư nhân khác cũng quan tâm đến cổ phần mà Nhà nước thoái vốn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có chọn lọc chứ không phải doanh nghiệp nào cũng tham gia vào. Phải chọn lựa những doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu chiến lược của T&T. Bên cạnh đó cũng phải có duyên nữa! Nhiều trường hợp không phải muốn là được, muốn - nhưng cũng phải có duyên mới thành!

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Bích Diệp (thực hiện)

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”