Thế giới sẽ ngày càng ít sản phẩm hoạt động theo cơ chế đốt trong?
(Dân trí) - Những sản phẩm hoạt động theo cơ chế đốt trong, đốt cháy đang dần bị loại khỏi xã hội, nhất là khi Nghị viện châu Âu thông qua luật cấm bán xe chạy bằng xăng và dầu diesel ở Liên minh châu Âu từ 2035.
Tại hội nghị COP27, Pháp và Tây Ban Nha cam kết ngừng bán xe chạy xăng từ năm 2035. Thái Lan cũng lên kế hoạch loại bỏ xe bus chạy xăng tại Bangkok. Trung Quốc lên kế hoạch cấm bán xe chạy xăng, dầu trong tương lai.
Từ chuyển động này có thể thấy, các nước ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường, các sản phẩm hoạt động dựa trên việc đốt cháy đang dần bị thay thế.
Động cơ đốt trong (internal combustion engine) là nguồn phát thải carbon dioxide (CO2) chính. Điều này góp phần đáng kể vào hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Mặt khác, việc thải ra khí CO2 với khối lượng lớn cũng gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, động cơ đốt trong còn thải ra các chất ô nhiễm và các hạt vật chất, có thể gây ra các tác động về hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác. Do vậy, việc loại bỏ dần các loại xe chạy bằng xăng, dầu để từng bước chuyển đổi sang xe điện chỉ là vấn đề thời gian.
Đến nay, dù vẫn còn tranh cãi về lệnh cấm trên nhưng không ít chính phủ đã nhận thức được lợi ích của xe điện (EV) để từ đó có đưa ra lộ trình chuyển đổi phù hợp.
Mặc dù vấn đề loại bỏ động cơ đốt trong bằng lệnh cấm bán ô tô chạy xăng và dầu diesel có ý nghĩa lớn đối với nhân loại, tuy nhiên trong ngắn hạn lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.
Theo đó, hàng nghìn nhà máy có nguy cơ đóng cửa, tình trạng thất nghiệp gia tăng. Do vậy, ngành công nghiệp cũng không ngừng đối thoại cùng cơ quan chính phủ để tìm giải pháp hóa giải các sự xung đột về lợi ích.
Chính sự tiến bộ trong công nghệ là nhân tố cốt lõi giúp thúc đẩy sự chuyển hóa, cho phép con người hiện thực hóa những ý tưởng hướng tới xanh hóa môi trường sống, từ đổi mới trong công nghệ pin, năng lượng tái tạo đến các lĩnh vực khác, kể cả đối với các sản phẩm thuốc lá.
Những phát kiến mới mang tính thay thế sản phẩm truyền thống, hướng tới phát triển bền vững như xe điện, thịt có nguồn gốc thực vật, tiền số, năng lượng tái tạo… đều là những sản phẩm được tạo ra từ tiến bộ khoa học để dần đào thải các sản phẩm thế hệ trước. Dù có chấp nhận hay không thì những phát kiến này cũng được cho là sẽ sớm thâm nhập và trở thành thước đo về mức độ tiến bộ.
Vấn đề trên cũng được đề cập trong sự kiện Technovation tại Abu Dhabi (UAE) diễn ra giữa tháng 12 vừa qua. Cụ thể, ông Tommaso Di Giovanni, Phó tổng giám đốc truyền thông và hợp tác quốc tế Tập đoàn Philip Morris Internrational (PMI), nêu ngày nay, tiến bộ của công nghệ đã kích hoạt mọi thứ.
Theo ông, cũng giống như lộ trình loại bỏ xe xăng, việc loại bỏ thuốc lá điếu trong 10-15 năm là hoàn toàn có thể xảy ra. Hầu hết sản phẩm có cơ chế đốt cháy gây hại lên môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, an sinh xã hội theo lộ trình mà sẽ bị loại bỏ dần trong đời sống.
Khói thuốc lá điếu hay khói từ các động cơ đốt trong đều cần phải được thay thế bằng các sản phẩm không khói, đó là xe không khói hay thuốc lá không khói.
Nhu cầu hút thuốc lá tồn tại từ xưa đến nay bằng cách trực tiếp nhất đó là đốt cháy điếu thuốc, tạo ra khói để hít vào. Mặc dù khoa học đã xác định các chất độc hại trong khói do đốt cháy thuốc lá là nguyên nhân gây ra ung thư và các bệnh liên quan, thậm chí dẫn đến tử vong, nhưng tỷ lệ hút thuốc lá vẫn nằm ở mức báo động.
Ông Ankur Modi, Phó tổng giám đốc Phụ trách Khu vực Nam Á - Đông Dương của PMI, nêu hiện nay, thông tin sai lệch hoặc chưa đầy đủ về các sản phẩm thay thế đang là trở ngại lớn trong tiến trình chuyển đổi người hút thuốc từ các sản phẩm đốt cháy sang các sản phẩm không khói.
Do đó, tính chính thống, mang nền tảng khoa học của từng loại sản phẩm này, tình trạng giới trẻ sử dụng, đến các nghiên cứu, bằng chứng về tiềm năng giảm tác hại so với thuốc lá đốt cháy truyền thống... là rất quan trọng.