"Sóng ngầm" trong giới chủ ngân hàng và nhóm thân hữu
Hàng loạt biến động cơ cấu sở hữu tại các ngân hàng cho thấy những chuyển động ngầm đang diễn ra dữ dội. Rất nhiều đại gia và nhóm liên quan rút dần trong khi không ít người lại bất ngờ nổi lên.
Đổi ngôi
Với diễn biến này, vị thế cổ đông tại VIB đã thay đổi gần như hoàn toàn. Nhóm ông Trần Nhất Minh lớn mạnh, trong khi ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT và những người liên quan từ vị thế đứng đầu rớt xuống không còn là cổ đông lớn, không còn nắm trên 5% cổ phần.
Hồi đầu năm 2014, ông Vũ và những người liên quan nắm tới gần 63,2 triệu cổ phiếu VIB (14,87%) thì đến cuối năm, lượng cổ phiếu của nhóm này giảm xuống chỉ còn 21,2 triệu đơn vị (tương đương 4,99%), toàn bộ do ông Vỹ nắm giữ. Tỷ lệ này còn giảm mạnh hơn nếu so với thời điểm cách đây một năm rưỡi, khi ông Vỹ và người nhà nắm giữ tới 18,6% vốn của VIB.
Cũng tại VIB, một hành viên khác của HĐQT là ông Đỗ Xuân Hoàng cũng giảm tỷ lệ sở hữu so với đầu năm từ 6% xuống 4,99%.
Tại NamABank, hồi đầu 2014, hàng loạt thay đổi cũng đã diễn ra trong ngân hàng của nhà chồng Á hậu Dương Trương Thiên Lý.
Cuối tháng 3, NamABank có 3 thành viên HĐQT từ nhiệm và bổ sung thay thế 3 thành viên mới ngay trong đại hội cổ đông. Chủ tịch HĐQT và phó chủ tịch lần lượt là con gái và con rể bà Trần Thị Hường - cố vấn HĐQT ngân hàng - từ nhiệm ngay trong đại hội.
Đầu 2014, hàng loạt thay đổi cũng đã diễn ra trong ngân hàng của nhà chồng Á hậu Dương Trương Thiên Lý. |
Thay thế cho vị trí chủ tịch của con gái bà Hường - Nguyễn Thị Xuân Loan là ông Nguyễn Quốc Toàn - con trai cả của bà Tư Hường và là chồng của á hậu Dương Trương Thiên Lý.
Trong năm 2014, Á Hậu Thiên Lý bất ngờ bán hết, không còn sở hữu cổ phiếu của NamABank. Cha và mẹ của ông Toàn - chủ tịch NamABank cũng đã bán ra hàng chục triệu cổ phiếu trong năm.
Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng tỷ lệ cổ phần của gia đình bà Tư Hường tại NH này vẫn rất lớn, trên 13% với 3/8 thành viên trong HĐQT. Không những thế, một DN thành viên của Tập đoàn Hoàn Cầu là Cty TNHH Rồng Thái Bình Dương sở hữu hơn 10% cổ phần của NamABank. Công ty này cũng đang được ông Nguyễn Quốc Toàn dẫn dắt.
Theo nhịp tái cơ cấu
Gần đây, ngành ngân hàng cũng chứng kiến khá nhiều vụ đổi ngôi. Nếu như năm 2013, ngôi vị quán quân thuộc về ông chủ của OceanBank Hà Văn Thắm với khối tài sản lên tới trên 1.500 tỷ đồng. Tới cuối 2014, ngôi vị đó thuộc về ông Trầm Trọng Ngân - con trai cả ông Trầm Bê, nắm giữ hơn 54,7 triệu cổ phiếu Sacombank (STB), với giá trị gần nghìn tỷ đồng.
Một người con trai khác của đại gia Trầm Bê là ông Trầm Khải Hòa đã trở thành người trẻ tuổi nhất trong tốp 10 đại gia ngân hàng giàu nhất khi mới ở tuổi 26 với gần 21 triệu cổ phiếu STB, trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Rất nhiều đại gia và nhóm liên quan rút dần trong khi không ít gười lại bất ngờ nổi lên. |
Hồi giữa năm 2014, Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển, chủ tịch ngân hàng SHB, đã mua thêm 36,3 triệu cổ phần SHB trong tổng số 40 triệu cổ phần đăng ký trước đó, nâng tổng số cổ phiếu SHB đang nắm giữ lên trên 97 triệu cổ phiếu, tương đương 10,95% cổ phần và tiếp tục giữ vững vị trí là cổ đông lớn nhất của ngân hàng. Lượng cổ phiếu này đúng bằng số cổ phiếu hai tập đoàn: Cao su Việt Nam (VRG) và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) bán ra theo kế hoạch thoái vốn ngoài ngành. Riêng ông Đỗ Quang Hiển vẫn nắm giữ gần 26,7 triệu cổ phiếu SHB, tương đương hơn 3%.
Ngân hàng An Bình (ABBank) của đại gia Vũ Văn Tiền cũng đã chào đón 2 cổ đông ngoại lớn là Maybank (20%) và IFC (10%). ABBank đã sử dụng hết "room" dành cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng Geleximco của ông Tiền hiện đang nắm giữ 13% cổ phần có thể gia tăng tỷ lệ sở hữu của mình theo đà thoái vốn của Tập đoàn điện lực EVN (nắm giữ trên 16%).
Ở chiều ngược lại, hàng loạt các đại gia ngân hàng cũng đã rút lui như ông Đặng Thành Tâm, ông Đặng Văn Thành...
Có thể thấy, chuyển động ngầm trong giới các ông chủ ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ và có thể còn mạnh hơn trong năm 2015 khi tái cấu trúc bước vào giai đoạn tăng tốc. 2015 sẽ là năm các đại gia ngân hàng buộc phải tuân thủ nhiều quy định mới và có thể phải thực hiện những cuộc phẫu thuật cấy ghép để hướng tới một hệ thống lành mạnh, chọn lọc.
Những chuyển động ngầm gần đây cũng cho thấy, cơ cấu cổ đông tại nhiều NH đang thay đổi theo hướng tích cực. Mặc dù vậy, không ít người lo ngại, thay đổi có thể vẫn chỉ ở mặt hình thức, các đại gia có thể vẫn đang xoay sở lòng vòng để duy trì vị thế thống trị NH của mình.
Để có được sự lành mạnh của hệ thống, hàng loạt các văn bản pháp lý đã được đưa ra gần đây. Trong đó có Thông tư 36 (hiệu lực 1/2/2015), quy định: các NHTM mua cổ phiếu của không qua 2 TCTD khác đồng thời tỷ lệ sở hữu tại TCTD khác đó cũng không được quá 5%.
Trước đó, cũng theo NHNN, tới cuối quý I/2015 tất cả những cá nhân và tổ chức có tỷ lệ sở hữu cổ phần vượt quá quy định tại NH (không quá 5% với cá nhân, 20% đối với cá nhân và người liên quan) sẽ buộc phải xử lý.
Ông Phạm Huyền Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách An toàn hoạt động ngân hàng thuộc Thanh tra giám sát NHNN nhấn mạnh, các chính sách mới kỳ vọng sẽ ngăn chặn, nhằm hạn chế hiện tượng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm và đầu tư đa ngành...