1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

"Siêu lừa" Huyền Như không phải là cá biệt!

(Dân trí) - Theo Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Đức Kiên, không hẳn do khủng hoảng mà các vụ "đại án" kinh tế mới liên tục xuất hiện. Các thỏa thuận ngầm, bất hợp pháp không lúc này thì lúc khác, không ở bất động sản thì cũng bị vỡ lở ở những giao dịch khác.

Xung quanh vụ án Huỳnh Thị Huyền Như gây rúng động dư luận thời gian này, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã có những chia sẻ liên quan đến hoạt động giám sát của ngành tài chính ngân hàng.


Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên (Ảnh: BD).
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên (Ảnh: BD).

Thưa ông, theo ông, lỗ hổng trong công tác giám sát ngân hàng tại vụ án Huỳnh Thị Huyền Như là gì?

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Vỡ lở vụ án Huyền Như: Khủng hoảng mới bị khui ra?

Bộ Tài chính công bố dự toán ngân sách năm 2014

Đến năm 2020, tổng giá trị ngành điều sẽ đạt 2,5 tỷ USD

Sắp thông xe 26km đầu tiên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Tôi không có đầy đủ tài liệu về vụ án này, cần tham khảo ý kiến của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề ở vụ Huỳnh Thị Huyền Như là việc giám sát của ngân hàng đối với hoạt động ở các chi nhánh tại các địa phương vẫn còn lỏng lẻo.

 

Vụ án này không phải là trường hợp cá biệt mà trước đấy đã có nhiều trường hợp khác. Họ lợi dụng quy định bị vênh giữa các luật với nhau để căn cứ vào đó mưu lợi cá nhân, khi xảy ra sự cố họ vẫn thoát trách nhiệm phải đền bù tài sản.

 

Vấn đề ở đây phải quay trở lại với khẩu hiệu "người tiêu dùng thông minh", tức là khi đã bỏ tiền ra thì chủ tài sản phải có trách nhiệm với đồng tiền của cá nhân mình, xem liệu nó có được đảm bảo bởi các văn bản pháp luật hay không.

 

Qua kẽ hở ở vụ án này, liệu lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng có bị lung lay hay không khi mà thị trường tài chính Việt Nam đang ngày càng nhạy cảm?

 

Tôi nghĩ là không. Chúng ta phải xem lại biên lai giấy tờ có giá của Huyền Như đưa cho những người kia như thế nào?

 

Ông đánh giá như thế nào về bài học đối với giám sát trong hệ thống tài chính hiện nay qua vụ án này?

 

Với vụ Huyền Như, đầu tiên phải nói đến công tác giám sát nội bộ của các tổ chức tín dụng là rất kém. Phải xem lại cơ cấu tổ chức bộ máy và dây chuyền hoạt động, đại diện của các văn phòng, chi nhánh hoạt động ra sao mà để một người có thể lũng đoạn được cả dây chuyền như thế trong khi toàn bộ nhân viên làm cùng không phát hiện ra được?

 

Kế đến là phải kể đến trách nhiệm của các cơ quan giám sát bên ngoài, thực hiện chức năng giám sát Nhà nước về các hoạt động bình thường này. Các hoạt động bình thường này phải đưa vào kế toán nội bảng mới giám sát được, chứ nếu để ngoại bảng thì chịu!

 

Thứ ba là tự mỗi người gửi tiền phải chịu trách nhiệm với tiền của mình. Hơn 700 tỷ ACB gửi vào VietinBank có phải tiền cá nhân đâu mà tiền của ACB. Khi đồng tiền không đi liền với khúc ruột thì người ta sẽ không quan tâm. Bây giờ có vấn đề là ăn chênh lệch lãi suất, lãi suất trên sổ sách và thỏa thuận ngoài sổ sách không giống nhau.

 

Phải nhiều yếu tố mới hình thành nên tội phạm, chứ một mình Huyền Như nếu không có sự giúp sức, vô tình hoặc cố ý của những người khác thì không thể làm nên chuyện. Gần 5.000 tỷ đồng chứ có ít đâu!

 

Có nhiều ý kiến cho rằng, vì khủng hoảng kinh tế nên các vụ đại án như thế này mới lộ ra. Với tình hình hiện nay thì theo ông, những vụ việc tương tự thời gian tới còn nhiều nữa không?

 

Nếu nói "vì khủng hoảng mới lộ ra vụ án Huyền Như" tôi cho là nhận định này có vẻ hơi chủ quan. Bởi, đến một thời điểm nào đấy, những vấn đề hạch toán tài chính, hạch toán kinh tế của những giao dịch ngầm đó sẽ phải vỡ, không vỡ ngày hôm nay thì sẽ vỡ ngày mai.

 

Chỉ đi buôn hàng cấm mới tạo ra lãi khủng! Nó không vỡ chỗ này sẽ vỡ chỗ khác, không vỡ ở bất động sản thì sẽ vỡ ở những giao dịch khác. Trường hợp Huyền Như là bắt nguồn từ giao dịch bất động sản. Ở thời điểm đó, tất cả mọi người đều xúm vào, hùn tiền vào bất động sản để mong là sẽ có được một lợi nhuận thần kỳ.

 

Với số tiền lớn như thế này, trong trường hợp phải bồi thường thì theo ông khả năng hoàn trả có thực hiện được không?

 

Vấn đề bây giờ là ai sẽ phải bồi thường số tiền 3.900 tỷ đó (sau khi đã trừ đi các tài sản đảm bảo rồi)? Ai sẽ chịu trách nhiệm? Kết quả chúng ta vẫn cần phải chờ tòa tuyên án.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước