1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nới room tín dụng, ngân hàng dồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng để mở rộng tín dụng có hiệu quả, hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, như lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đề cập tới tiêu chí để các ngân hàng được điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng, lãnh đạo NHNN cho hay: "Việc xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện tương tự như các năm trước đây và trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động, việc chấp hành các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, quy mô tín dụng, khả năng mở rộng tín dụng của các TCTD vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên khuyến khích theo chủ trương của Chính phủ".

Theo tính toán của giới kinh tế, việc tăng chỉ tiêu tín dụng của toàn ngành ngân hàng thêm 3 - 4% sẽ giúp đưa thêm vào nền kinh tế gần 600.000 tỷ đồng. Theo đó, từ nay đến hết năm, lượng cung vốn ra thị trường khoảng 145.000 tỷ đồng mỗi tháng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm này, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho khoảng 36 TCTD như OCB tăng từ 14% lên 22%, VIB tăng từ mức 16% được cấp đầu năm lên 24%; ACB từ 16% lên 20%... Hầu hết NH, kể cả khối ngoại cũng xin thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng… Trong đó, ngày 30/8 vừa qua, VPBank đã được NHNN chấp thuận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng lên 20% so với mức 16% trước đó. Vì thế, ngân hàng đã dành một khoản vốn lớn (lên tới 5.700 tỷ đồng), ngân hàng sẽ bổ sung nguồn vốn trung dài hạn, phục vụ cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng theo các kế hoạch tăng trưởng tín dụng.

Trong bối cảnh một lượng vốn "khung" sắp được tung ra thị trường, một số chuyên gia lo ngại việc mở rộng tín dụng đi cùng nhiều rủi ro nếu tình trạng phân bổ tín dụng không rõ ràng, kiểm soát dòng vốn không tốt theo thời gian có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.


VPBank đã dành một khoản vốn lớn (lên tới 5.700 tỷ đồng) để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn, phục vụ cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng theo các kế hoạch tăng trưởng tín dụng.

VPBank đã dành một khoản vốn lớn (lên tới 5.700 tỷ đồng) để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn, phục vụ cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng theo các kế hoạch tăng trưởng tín dụng.

Trước lo ngại này, một số ngân hàng khẳng định, dù được điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng, nhưng họ vẫn rất thận trọng siết chặt chất lượng, không để nợ xấu phát sinh. Điển hình như với VPBank, ngân hàng đã dành một khoản vốn lớn (lên tới 5.700 tỷ đồng) để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn, phục vụ cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng theo các kế hoạch tăng trưởng tín dụng.

Đây là khoản vốn mà VPBank vừa thu được từ việc chào bán 164,7 triệu cổ phiếu (tương đương 12,36% trên tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành và 11,72% trên tổng số cổ phần đang lưu hành) để tăng vốn điều lệ từ 14.059 tỷ đồng lên 15.706 tỷ đồng.

Theo báo cáo triển vọng thị trường Việt Nam tháng 9/2017 vừa được Ngân hàng HSBC công bố, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tín dụng là một chiến lược hợp lý khi vai trò của tiêu dùng tư nhân và đầu tư ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Hơn nữa, trong tương lai nợ công đang tăng có thể là một trở ngại đối với chi tiêu của Chính phủ đã gia tăng.

Tuy nhiên, chất lượng và việc phân bổ tín dụng bên cạnh việc giải quyết các vấn đề nợ xấu đang hiện hữu đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo rằng tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được chuyển thể vào tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn trong tương lai.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm