Ngân hàng Bản Việt cũng sẽ sáp nhập với một ngân hàng?

(Dân trí) - Tại Đại hội cổ đông thường niêm 2014 sắp diễn ra vào ngày 17/4, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) sẽ trình cổ đông xin ủy quyền liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Tổng thống Putin tăng lương cho mình và Thủ tướng Mevedev

* Lợi nhuận ngân hàng: Giới chủ đã rút kinh nghiệm!

* Phát hiện thủ đoạn dùng hóa chất “tẩy” trắng mực ươn

* Vụ án "bầu" Kiên: Vì sao luật sư đề nghị hoãn xử?

Theo tờ trình, Ngân hàng Bản Việt sẽ xin cổ đông ủy quyền quyết định lựa chọn và tiến hành các nội dung công việc liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý của Ngân hàng và các giải pháp khắc phục biến động lớn về tài chính của VietCapitalBank.

Như vậy, Ngân hàng Bản Việt là ngân hàng thứ 5 trong năm nay cho thấy tín hiệu có thể sẽ tiến hành hợp nhất, sáp nhập với một ngân hàng khác.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) cũng sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank nhưng vẫn giữ nguyên thương hiệu theo mô hình "ngân hàng trong ngân hàng". Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Maritime Bank (MSB) dự kiến sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB).

Trước đó, cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank cũng đã thông qua chủ trương sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam - Southernbank (PNB). .

Theo một bản tin ngày từ công ty chứng khoán Bản Việt, Ngân hàng TMCP Ngoại  thương Việt Nam (Vietcombank - HSX: VCB) sẽ xin ý kiến cổ đông về việc sáp nhập với một ngân hàng khác trong ĐHCĐ sắp tới diễn ra vào ngày 23/4, tuy nhiên VCB chưa cho biết danh tính của ngân hàng nào mà VCB đang xem xét cho thương vụ M&A này.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Nguyễn Văn Bình cho biết, trong năm 2014, sẽ tiếp tục tái cấu trúc các tổ chức tín dụng đợt hai. Trong quý I vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị các tổ chức tín dụng hai biện pháp đó là: Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp vào thanh tra hoặc sẽ giao cho các công ty kiểm toán độc lập lớn vào kiểm toán chất lượng tín dụng.

“Trên cơ sở đó từ quý II, sẽ bắt đầu loạt chương trình tái cấu trúc một số tổ chức tín dụng mới. Dự kiến trong năm 2014, chúng tôi sẽ xử lý 6 - 7 ngân hàng. Như vậy, sẽ đưa tổng số ngân hàng bị giải thể, rút giấy phép lên khoảng từ 7 - 10 ngân hàng”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói.

Phương Dung

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước