1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Huế:

Mưa kéo dài, tượng ông Táo làm không kịp cung ứng cho thị trường

(Dân trí) - Năm nay, thời tiết ở Huế không thuận lợi có mưa to kéo dài nên những người dân ở làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) vốn nổi tiếng khắp cả nước với nghề làm tượng “ông Táo” không kịp hàng cung ứng cho thị trường.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày “ông Táo” về chầu trời, mọi người dân ở đây đang tất bật cho những mẻ hàng cuối cùng ra lò. Hiện nay, ở làng Địa Linh chỉ còn bốn anh em là Võ Văn Hay, Võ Văn Nam, Võ Văn Đức, Võ Văn Dực là còn bám trụ với nghề. Vì thu nhập mang lại quá thấp nên các hộ ở đây lần lượt bỏ nghề truyền thống. Nơi đây hàng năm cung cấp ra cho thị trường toàn quốc hàng vạn tượng ông Táo.

Nghề làm “ông Táo” mang lại hiệu quả kinh tế thấp, mỗi ông táo bán ra tùy thuộc vào cách trang trí sau khi hoàn thiện có giá dao động từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng. Để tạo ra thành phẩm được một tượng “ông Táo”, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu như: chọn đất sét, nhào đất, dập khuôn in ra hình ông táo, phơi khô, nung và sơn màu.

Tất bật tại làng ông táo Địa Linh - Huế
Tất bật tại làng ông táo Địa Linh - Huế

“Mỗi ngày tôi làm được từ 500 – 600 bức tượng, từ sáng sớm cho đến tối mịt, công việc vất vả thu nhập lại quá thấp nên mọi người dần dần bỏ nghề cả. Vì là nghề truyền thống của ông cha nên tôi cố giữ”, ông Hay cho biết.

Vì có mưa to và kéo dài nên công việc gặp nhiều khó khăn đặc biệt là công đoạn phơi tượng. Không có nắng, độ ẩm trong không khí cao, khi nặn xong người thợ cho mỗi bức tượng vào từng viên gạch nung, gạch hút nước ở tượng cho nhanh khô để kịp cung ứng cho các chợ.

So với mọi năm, giá thành tượng “ông táo” năm nay có nhỉnh hơn so với mọi năm vì hàng khan hiếm, giá một bức tượng hoàn thiện có sơn mài bóng là 1.000 đồng và sơn màu là 1.500 đồng. Mỗi năm, họ cải thiện mẫu mã, chất lượng, màu sắc thêm phần đa dạng để thu hút khách hàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Làng nghề ông táo Địa Linh - Huế tất bật cho ngày ông Táo chầu trời

Vội xếp những bức tượng vào túi ni-lông để mang ra chợ chị Linh con ông Nam chia sẻ: ”Giá cả mọi thứ ngày càng leo thang nhưng tượng nhà em làm ra mấy chục năm nay giá cũng không thay đổi, thu nhập không đủ trang trải cho chi tiêu gia đình. Năm nay, nhờ hàng khan hiếm nên giá có cao hơn 200 - 300 đồng em cũng thấy vui”.

Nghề làm ông Táo chỉ bán được trong tháng Chạp nhưng phải làm từ mùa hè để có nắng tốt mà phơi. Đến Điạ Linh vào tháng Chạp cuối năm, những bức tượng ông Táo mới, còn thơm mùi đất nung, đã thêm chút hương xuân cho Tết cổ truyền.

Những mẫu đất sét được nhào nặng kỹ càng để chuẩn bị đúc tượng.
Những mẫu đất sét được nhào nặng kỹ càng để chuẩn bị đúc tượng.
Tượng ông táo sau khi mới đúc ra khuôn
Tượng ông táo sau khi mới đúc ra khuôn
Người dân ở đây khắc phục giúp tượng nhanh khô bằng cách đặt tượng lên gạch nung
Người dân ở đây khắc phục giúp tượng nhanh khô bằng cách đặt tượng lên gạch nung
Bàn tay thoăn thoắt của người dân đang đúc ra những mẫu tượng
Bàn tay thoăn thoắt của người dân đang đúc ra những mẫu tượng

Đưa tượng ông Táo ra phơi nắng

Đưa tượng ông Táo ra phơi nắng

Những giá phơi ông táo ngoài trời
Những giá phơi ông táo ngoài trời
Sơn tượng tạo tính thẩm mỹ và bắt mắt cho sản phẩm là khâu cuối cùng
Sơn tượng tạo tính thẩm mỹ và bắt mắt cho sản phẩm là khâu cuối cùng

Quỳnh Nga – Đại Dương