1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Phiên xử vụ án Huyền Như chiều 13/1:

Luật sư biện giải thế nào về tội trạng của siêu lừa Huyền Như?

(Dân trí) - Chiều 13/1, phiên tòa xét xử đại án tham nhũng do siêu lừa Huyền Như chủ mưu tiếp tục phần tranh luận giữa luật sư bào chữa cho các bị cáo với đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa.

Luật sư đề nghị không buộc Huyền Như trả khoản tiền hơn 3.900 tỷ đồng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Kỳ nghỉ hơn 4 triệu USD của gia đình Obama tại Hawaii

Khách hàng Petro Vietnam Landmark ra Hà Nội đòi nhà

Địa phương chạy chọt thế nào, bộ trưởng biết hết

Duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị hơn 1.100 ha Sông Đuống

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, luật sư Nguyễn Văn Ngoan (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, trước khi bắt đầu phiên tòa, Huyền Như có nhờ luật sư thay mặt bị cáo gửi lời xin lỗi đến các nạn nhân và các cộng sự, đồng nghiệp đã vì Như mà vi phạm pháp luật.

Luật sư Ngoan cho biết, quan điểm của ông đồng ý với cáo trạng truy tố Huyền Như của VKS. Tuy nhiên, luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại một số tình tiết. Cụ thể, Huyền Như là phụ nữ có nhiều năng lực. Sau khi rời ghế nhà trường, Huyền Như đã bước chân vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán và đã tạo được khối tài sản lên đến 50 tỷ đồng.
 
Sau đó, “thừa thắng xông lên”, Như vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức để đầu tư chứng khoán, bất động sản. Thế nhưng, năm 2010, bất động sản đóng băng, Như mất khả năng thanh toán. Dưới áp lực của tín dụng đen, Như vay nặng lãi. Niềm an ủi, hy vọng lớn nhất của Như là bất động sản khởi sắc trở lại để trả nợ. Thế nhưng, không thể cứu vãn được tình hình nên Huyền Như mới lao vào con đường lừa đảo bằng thủ đoạn dùng con dấu, chữ ký, hồ sơ giả… “Chung quy lại, Huyền Như cũng là nạn nhân của tín dụng đen, bất động sản”, luật sư Ngoan nói.

Huyền Như bị dẫn giải rời tòa
Huyền Như bị dẫn giải rời tòa

Luật sư Ngoan cũng trình bày những tình tiết để xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho Huyền Như như gia đình bị cáo có truyền thống cách mạng khi cha là bộ đội, mẹ là du kích khi mới 14 tuổi… Hơn nữa, bị cáo là bà mẹ đơn thân, sinh con trong trại giam. Mẹ của bị cáo đã già nua, nay sắp phải cưu mang thêm đứa cháu khi con gái vướng chốn lao tù. Do đó, luật sư kiến nghị HĐXX cho Như hưởng tình tiết giảm nhẹ, giảm nhẹ hình phạt dưới mức đề nghị của VKS để có cơ hội tái hòa nhập xã hội, thực hiện thiên chức làm mẹ.

Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi cũng bào chữa cho bị cáo Huyền Như. Luật sư Quỳnh Thi cho rằng, Huyền Như là quyền tưởng phòng giao dịch. Với vị trí, chức vụ đang có nhưng Như không có thủ đoạn nào là tinh vi trong vụ án này. Vụ án xác định Như có đồng phạm nhưng không có sự phân công chặt chẽ. Chỉ giả chữ ký, giả hồ sơ vay tiền tại chính ngân hàng Vietinbank. Do đó, luật sư Thi cho rằng không thể gọi là “thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt với số tiền lớn”.

“Cách giám sát, kiểm soát nội bộ của Vietinbank lỏng lẻo. Sơ hở trong hệ thống quản trị rủi ro của Vietinbank là cơ hội cho Huyền Như phạm tội. Việc phạm tội này của Huyền Như quá dễ dàng, không gặp trở ngại nào. Đây là yếu tố khách quan dẫn đến hành vi chủ quan của bị cáo”, luật sư biện giải.

Mặt khác, hành vi phạm tội của Huyền Như cũng xuất phát từ ý thức chủ quan của các công ty, pháp nhân, cá nhân. “9 công ty, 3 pháp nhân (3 ngân hàng – PV), cá nhân này ham lãi suất hấp dẫn; các cá nhân không đến Sở Giao dịch kiểm tra, khi chuyển nhận tiền không một cuộc điện thoại xác minh lại nên tạo cơ hội Như chiếm tiền. Ngân hàng ACB biết Huyền Như dùng tiền ủy thác, gửi vào Vietinbank là trái luật tổ chức tín dụng nhưng vì động cơ kinh doanh lãi suất cao nên tạo điều kiện Như chiếm đoạt. Công ty Thái Bình Dương không có chức năng ủy thác đầu tư nhưng đại diện công ty này ký với Vietinbank hơn chục hợp đồng để hưởng lãi suất chênh lệch cao. Xin HĐXX đánh giá ý thức chủ quan của các pháp nhân giúp Như chiếm đoạt số tiền. Phải nhiều yếu tố mới hình thành nên tội phạm. Nếu không có sự giúp sức dù vô tình hay cố ý thì không thể làm nên vụ án được cho là lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính ngân hàng từ trước đến nay”, luật sư Quỳnh Thi phát biểu.

Luật sư Thi cũng cho rằng, trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, 3 ngân hàng, 9 công ty, 3 cá nhân hoàn toàn không yêu cầu Như bồi thường mà chỉ yêu cầu Vietinbank trả. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX không buộc trách nhiệm đối với Huyền Như.

Luật sư của các đồng phạm cũng kêu án nặng

Luật sư của các đồng phạm cũng "kêu" án nặng

Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả 2 bị cáo là Võ Anh Tuấn và bị cáo Phạm Thị Tuyết Anh.

Bị cáo Võ Anh Tuấn bị VKS đề nghị án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” còn bị cáo Phạm Thị Tuyết Anh bị đề nghị án từ 16-18 năm tù tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Bào chữa cho Võ Anh Tuấn, luật sư Phan Trung Hoài cho rằng việc quy buộc thân chủ của mình chưa đủ chứng cứ pháp lý. Vai trò đồng phạm của Võ Anh Tuấn chưa thể hiện rõ, dấu vết mờ nhạt mà chịu án chung thân khiến luật sư Hoài không thực sự an tâm.

Đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Anh, liên quan trực tiếp đến khoản tiền 265,9 tỷ đồng, bị đề nghị án nặng từ 16-18 năm tù, luật sư Hoài đề nghị đánh giá đúng bản chất của vụ án để xem xét xử lý Tuyết Anh.

Theo kết luận điều tra, cáo trạng truy tố và diễn biến tại tòa, Vietinbank không bị thiệt hại và không chịu trách nhiệm dân sự đối với số tiền Huyền Như chiếm đoạt. Do đó, luật sư Hoài khẳng định hành vi của các nhân viên phòng giao dịch thuộc Vietinbank, trong đó có Tuyết Anh không gây thiệt hại cho Vietinbank nên không phạm tội.

“Sự mâu thuẫn không thể lý giải được là trong khi không gây thiệt hại mà nhân viên vẫn bị xử lý? Do tin tưởng Huyền Như, Tuyết Anh mới thực hiện heo kiểu linh động để giữ khách hàng lớn cho cơ quan chứ không hưởng hoa hồng từ việc này. Do đó, tôi đề nghị tuyên bố Tuyết Anh không phạm tội”, luật sư Hoài đề nghị.

Luật sư đề nghị tuyên không phạm tội đối với bị cáo Tuyết Anh
Luật sư đề nghị tuyên không phạm tội đối với bị cáo Tuyết Anh

Ra tù, chị Huyền Như sẽ trở lại nghề bán hột vịt lộn

Phiên tòa cũng ghi nhận phần bào chữa của các luật sư Trương Thị Hòa, Lưu Văn Tám để bảo vệ cho bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Lành…

Luật sư Hòa cho biết, bà rất bất ngờ khi nghe VKS đề nghị Huỳnh Mỹ hạnh mức án 16-18 năm tù về tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Luật sư Hòa cho rằng, trong việc chiếm đoạt tiền của Ngân hàng VIB, Hạnh không biết Huyền Như Nếu giả con dấu, giả chữ ký của Võ Anh Tuấn. Sự việc xảy ra tại VIB, nếu VIB thực hiện đúng, đầy đủ thủ tục thì không có sự việc này xảy ra.

Huỳnh Mỹ Hạnh không hề tham gia hay có bất cứ sự bàn bạc nào trong việc thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Hạnh là chị ruột của Huyền Như, do cả tin ở người em ruột thịt của mình nên mới phạm tội.

“Khi tôi hỏi bị cáo sẽ làm gì để nuôi ba con thì Hạnh nói: “Em sẽ về bán trứng vịt lộn”. Một người không hiểu biết nên bị em gái dẫn dắt vào con đường phạm tội vì quá cả tin ở tình ruột thịt, vừa là nhân viên ở công ty Hoàng Khải nên phải lệ thuộc vào Huyền Như. Đây là lần đầu tiên phạm tội, không tiền án tiền sự, không hưởng lợi. Mẹ, cha bị cáo là những người có đóng góp cho cách mạng. Bị cáo Hạnh đã thành khẩn khai báo. Phạm tội khi đang có thai. Bị cáo có 3 con còn nhỏ đều chưa thành niên, đứa lớn nhất sinh năm 1998, thứ 2 sinh 2005, đứa thứ 3 sinh ngày 11/5/2012 nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo”, luật sư Hòa nói.

Công Quang – Trung Kiên
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước