1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Lấy tiền ngân hàng chơi vàng, “Bầu Kiên” thua hàng trăm tỷ

Trên mảng đầu tư tài chính, ngoài chứng khoán, cổ phiếu…, thị trường vàng cũng là lĩnh vực ưu tiên của “bầu Kiên”.

Lấy tiền ngân hàng chơi vàng, “Bầu Kiên” thua hàng trăm tỷ
 
Ngoài chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB – một chức danh mà Ngân hàng Nhà nước không công nhận, ông Nguyễn Đức Kiên còn là Chủ tịch HĐQT/Hội đồng thành viên của 6 công ty con khác.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Lấy tiền ngân hàng chơi vàng, “Bầu Kiên” thua hàng trăm tỷ

Những doanh nghiệp lần đầu tiên "ngã ngựa"

HAG sát giá trần, VN-Index "lội ngược dòng" bám trụ mốc 570

2 dự án “bán lúa non” của Tổng Công ty Thành An giờ ra sao?

Đối với những công ty này, dù không có đăng ký kinh doanh tài chính nhưng “bầu Kiên” vẫn chỉ đạo kinh doanh cổ phần, cổ phiếu, đặc biệt là vàng. Rõ nhất là trường hợp Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam (viết tắt là Công ty Thiên Nam).

Công ty Thiên Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là: sản xuất hàng may mặc, thêu ren, kinh doanh các sản phẩm công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, đại lý mua bán ký gửi hàng hóa, cửa hàng ăn uống (không đăng ký kinh doanh tài chính)… Vốn điều lệ của công ty này là 11 tỷ đồng, do ông Nguyễn Đức Kiên đại diện pháp luật- Chủ tịch HĐQT.

Ngày 30/11/2009, Tổng giám đốc Công ty Thiên Nam là ông Lê Quang Trung ký văn bản thỏa thuận với Vietbank về việc công ty này nhận chuyển giao, kế thừa và tiếp tục thực hiện Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính giữa Vietbank với Ngân hàng ACB.

Theo thỏa thuận, Công ty Thiên Nam tiếp tục nhận toàn bộ trạng thái kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam trên tài khoản ở nước ngoài với khối lượng trạng thái bán là 150.000 ounce, trị giá 152.200.950 USD (tương đương hơn 2.900 tỷ đồng); khối lượng trạng thái mua là 6.250 ounce, trị giá 7.412.250 USD (tương đương gần 142 tỷ đồng).

Thực hiện thỏa thuận, từ ngày 30/11/2009 đến ngày 30/7/2010, “bầu Kiên” đã thực hiện hàng chục lệnh mua bán vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam trên tài khoản ở nước ngoài với tổng số 462.500 ounce trị giá 512.915.325 USD (tương đương gần 9.800 tỷ đồng).

Ngày 30/7/2010, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu đóng cửa trạng thái giao dịch vàng tài khoản ở nước ngoài. Quyết định này buộc “bầu Kiên” cập rập lên 49 lệnh ủy thác mua tổng số 150.000 ounce vàng trị giá 175.455.000 USD (tương đương gần 3.400 tỷ đồng) để tất toán toàn bộ trạng thái vàng tài khoản ở nước ngoài của Công ty Thiên Nam.

Tổng kết quả kinh doanh trạng thái vàng trên tài khoản ở nước ngoài của Công ty Thiên Nam lỗ gần 414 tỷ đồng. Ngân hàng ACB phải ứng tiền để thanh toán cho đối tác nước ngoài khoản lỗ kinh doanh trên và ghi nợ phải thu của Công ty Thiên Nam.

Ngoài việc kinh doanh trạng thái vàng ngoài lãnh thổ, Công ty Thiên Nam còn kinh doanh trạng thái vàng trong nước với Ngân hàng ACB như sau: Ngày 10/12/2009, Công ty Thiên Nam đặt lệnh bán 37.500 lượng vàng SJC trị giá gần 981 tỷ đồng. Ngày 30/7/2010, Công ty Thiên Nam đặt lệnh mua 37.500 lượng vàng SJC trị giá hơn 1.000 tỷ đồng để tất toán trạng thái bán và bị lỗ gần 19,7 tỷ đồng.

Như vậy, mặc dù Công ty Thiên Nam không được cấp phép kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái nhưng ông Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty Thiên Nam ký hợp đồng với Ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài khoản ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua, bán là 462.500 ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng trị giá gần 11.800 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh trạng thái vàng ở nước ngoài và trong nước, Công ty Thiên Nam bị lỗ tổng số tiền là hơn 433 tỷ đồng. Số tiền này, Ngân hàng ACB cho Công ty Thiên Nam nhận nợ đến năm 2015./.

Theo Việt Đức
VOV online
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Dòng sự kiện: Xét xử Bầu Kiên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm