1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

GS. Võ Tòng Xuân: "Chỉ cần giữ 1,5 triệu tấn gạo là bảo đảm an ninh lương thực"

GS. Võ Tòng Xuân cho rằng, giải pháp hài hòa nhất hiện nay là, chỉ giữ lại 1,5 triệu tấn gạo dự trữ, còn lại vẫn xuất đi 4 triệu tấn gạo để nông dân được hưởng lợi.

Xung quanh chủ trương về tạm ngừng hay vẫn tiếp tục xuất khẩu gạo trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên thế giới hiện nay, trao đổi với PV Dân Việt, GS. Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ cho rằng, giải pháp hài hòa nhất hiện nay là, chỉ giữ lại 1,5 triệu tấn gạo dự trữ, còn lại vẫn xuất đi 4 triệu tấn gạo để nông dân được hưởng lợi.

GS. Võ Tòng Xuân: Chỉ cần giữ 1,5 triệu tấn gạo là bảo đảm an ninh lương thực - 1

GS - TS Võ Tòng Xuân trao đổi với phóng viên Dân Việt

Theo GS Võ Tòng Xuân, sau khi hay tin Tổng cục Hải Quan có thông báo ngưng xuất khẩu gạo từ hôm qua (24/3), ông rất lo. Tuy nhiên, biết Bộ Công Thương sau đó đã có đề nghị Chính phủ cho tiếp tục xuất khẩu gạo, ông đã rất vui mừng. "Quyết định này của Bộ Công Thương rất sáng suốt" -  GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

GS Võ Tòng Xuân cho hay, người dân ĐBSCL đã và đang thu hoạch vụ đông xuân 2019-2020 rất trúng mùa. Với hơn 1,5 triệu ha thì dự tính được từ 5,3 - 5,5 triệu tấn gạo. Trước sự đặt hàng của Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã khiến giá gạo lên từng ngày. Vậy nên cần tiếp tục xuất khẩu gạo để nông dân có dịp hưởng lợi, có kinh tế khá hơn.

GS. Võ Tòng Xuân: Chỉ cần giữ 1,5 triệu tấn gạo là bảo đảm an ninh lương thực - 2

Nông dân ĐBSCL thu hoạch đông xuân

GS Võ Tòng Xuân nói: "Những người thu hoạch vụ Đông Xuân ở tháng 1, tháng 2 vừa qua đã gieo sạ vụ lúa mới rồi, tháng 5 tới sẽ thu hoạch. Vì vậy, mình chỉ cần chừa đủ lượng gạo khoảng 1,5 triệu tấn để 2 tháng tiếp theo cho dân trong nước, tức chừa đủ lượng gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Còn lại khoảng 4 triệu tấn để xuất khẩu, tội tình gì mình phải để lại, không có lý do gì để giữ lại hết".

"Vấn đề an ninh lương thực không phải là vấn đề lớn, tại vì sản xuất lúa ở Việt Nam khác hơn các nước khác, chỉ có 3 tháng là có 1 vụ lúa mới  và 1 vụ lúa của mình đã dư sức nuôi cả nước" - chuyên gia hàng đầu về cây lúa nói.

Hơn nữa, theo chuyên gia, lương thực của mình không bao giờ “bị kẹt” bởi vì giống lúa sản xuất ở ĐBSCL là ngắn ngày, có những giống chỉ 85 ngày thôi đã thu hoạch. Ngoài ra, thời tiết cũng đang thuận lợi cho vùng nước ngọt ở ĐBSCL phát triển trồng lúa...

Về lý do Trung Quốc tăng cường mua gạo, GS Võ Tòng Xuân nói: "Tại vì năm trước, Trung Quốc xả kho dự trữ, tới khi dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng, vụ lúa không thuận lợi như ý muốn nên quốc gia này phải lo dự trữ lương thực, trong đó có việc tăng cường mua gạo của Việt Nam với giá cao".

Theo Huỳnh Xây

Dân Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm