FPT: Lại việc chiếc ghế CEO và giá trị thương hiệu
Đầu tháng 4, Đại hội cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần FPT diễn ra khá suôn sẻ bất chấp nhiều tin đồn trước đó là sẽ có một cuộc trở cờ khá ngoạn mục trong hàng ngũ Hội đồng Quản trị và sau đó là Ban Tổng Giám đốc điều hành.
Đồn đại đó là hoàn toàn có đủ cơ sở khi dù các “cán bộ lão thành” đã dồn hết phiếu ủy quyền cho ông Trương Gia Bình - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của FPT, song tất cả là không đủ để FPT nắm quyền kiểm soát đa số.
Sự suôn sẻ khá bất ngờ đó lại đem lại lo lắng nhiều hơn là an lòng với các cổ đông của FPT, dù họ đã thông qua 7 nghị quyết trong đó quan trọng nhất là việc Chủ tịch hội đồng quản trị Trương Gia Bình tiếp tục kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc trong năm 2013.
Đánh giá về tình hình hoạt động của tập đoàn trong năm qua, ông Bùi Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đại diện Hội đồng quản trị FPT - cho biết kết thúc năm tài chính 2012, tổng doanh thu của FPT đạt 25.350 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.407 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt trên 1.540 tỷ đồng. Năm 2012, FPT đã thực hiện nộp ngân sách nhà nước trên 3.717 tỷ đồng. Hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu giữ ở mức cao, nằm trong số các doanh nghiệp có hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao nhất trong rổ chỉ số VN30...
Tuy nhiên, kết quả này không do ông Bình làm nên, ông mới chỉ tạm “bị” đặt vào ghế kiêm nhiệm Tổng giám đốc từ tháng 10/2012, sau khi người tiền nhiệm Trương Đình Anh “dứt áo ra đi” vào 26/9/2012. Và mức cổ tức chi trả cho cổ đông- 20% bằng tiền mặt, được đa số cổ động cho là thấp so với mức lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) mà công ty thu được (khoảng 5.665 đồng/cổ phiếu). Đa số đều mong muốn con số cổ tức 30% sẽ làm hài lòng họ hơn.
Cho kế hoạch 2013, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 6% doanh thu và 10% lợi nhuận, tập trung vào các mũi nhọn viễn thông, xuất khẩu phần mềm, nội dung số, Dịch vụ tin học theo thứ tự lần lượt là 15%, 23%, 18% và 18%.
Nhưng, câu hỏi đặt ra là FPT sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó?
Bài 1: FPT - Đâu là giá trị thương hiệu?
Câu chuyện thương hiệu vốn được người FPT hết sức quan tâm từ khi bắt đầu hình thành công ty. Họ đã có ý thức về thương hiệu và hình ảnh thương hiệu khi mà hầu như chưa doanh nghiệp Việt nào có ý niệm về điều đó, từ viết tắt sao cho dễ nhớ (cả trong nước và quốc tế), chọn màu sắc phong thủy cho logo, cờ... Sự quan tâm thương hiệu này được xuyên suốt trong quá trình 1/4 thế kỷ của FPT và cũng ngốn khá nhiều tiền bạc cũng như công sức.
Nhưng, đã có một chút sai lầm từ đội ngũ lãnh đạo trong cách làm thương hiệu của FPT bắt đầu từ khi họ bất ngờ “giàu khủng” lên trong một thời gian ngắn ngủi, chỉ sau tiếng vang của 3 tiếng cồng. Họ bắt đầu gọi FPT là “Tập đoàn,” và đẻ ra một loạt các công ty thành viên theo mô hình mẹ-con với một giấc mơ sẽ thành công ty toàn cầu như IBM, Microsoft, Intel...
Nhưng rồi hàng chục công ty mới mở đó lần lượt theo nhau đóng cửa, mỗi công ty kéo theo của FPT một mớ tiền và lớn hơn đó là sự mai một về lòng tin, về giá trị thực và những sự ra đi...
Trong các công ty mới, công bằng cũng có cái trụ lại và đem về những giá trị nhất định như Đại học FPT, Chứng khoán FPT. Song, cái gọi là Tập đoàn công nghệ FPT vẫn chẳng có gì khác biệt với bản chất thực tế là trên sàn chứng khoán HOSE, đăng ký thương hiệu chỉ đơn giản là Công ty Cổ phần FPT.
Trớ trêu là, dường như bản thân người FPT không hiểu, chỉ cần ba chữ FPT đó thôi đã đủ mặc định cho FPT ở vị thế một công ty công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam và cả khu vực nữa, cho dù nó có bị mã ngạch chứng khoán xếp vào nhóm hàng bán buôn bán lẻ.
Rồi cứ như là để đúng cho với cái mã ngạch đó, kể cả sau khi thất bại và long đong khốn cùng với những hạng mục kinh doanh mới như bất động sản ngân hàng, tài chính, quản lý quỹ.... FPT lại loay hoay với sản xuất điện thoại, máy tính lắp ráp từ linh kiện nước ngoài, na ná và nhan nhản khắp thị trường.
Bán lẻ trở thành một mảng được FPT tập trung đầu tư khá lớn, để cứ mỗi lần khai trương là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và bầu đoàn thê tử các lãnh đạo cấp L6, L7 (theo quy chuẩn của FPT) xuất hiện cắt băng, cờ rong trống mở.
Theo báo cáo, riêng năm 2012 FPT đã mở khoảng 60 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và năm nay tiếp tục khoảng từng đó nữa. Hiện chuỗi bán lẻ này đang lỗ vốn và chỉ được dự kiến… sẽ hòa vốn vào cuối 2014. Ngay cả khi hòa vốn và có lời, thì lợi nhuận của nó chỉ được tính là chiếm 5-8% trong cơ cấu của lợi nhuận chung.
Đầu tư lớn, dàn trải, lợi nhuận thấp, thương hiệu khuếch trương lúc ra mắt không đủ để lấp cho những hệ lụy từ khâu sau bán hàng, bảo hành... vốn là mọi nguyên nhân gây tổn hại uy tín thương hiệu của mọi công ty, là điều mà ai cũng thấy, không hiểu sao FPT vẫn lao vào như con thiêu thân?
Nghịch lý hơn, việc ông Bình - CEO số 1 của công ty Công nghệ thông tin số một Việt Nam giới thiệu robot mang tên Smartoshin tại đại hội cổ đông 2013 vừa qua khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Vị CEO này, với sự truyền cảm hiếm có - một niềm đam mê thực sự đầy hào hứng cho rằng: “Đây là người máy điện toán đám mây đầu tiên trên thế giới, thể hiện chiến lược của FPT về xu hướng dịch chuyển công nghệ trong 20 năm tới và sẽ giúp FPT hoàn thành sứ mạng để trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu về công nghệ thông tin...”
Không ai nghĩ ông Bình đùa. Cũng chẳng ai coi đó là một sự “ngây thơ chân thật” như cách đây hơn một thập kỷ ông đưa ra “chiến lược phần mềm” theo kiểu “vẽ cả ngày mai thành bức tranh!”
Nhưng dường như ai cũng hiểu rằng để trở thành tập đoàn như IBM, Intel, Microsoft... trước hết FPT phải xác định được hướng đi đúng về công nghệ, và họ phải có ít nhất là một sản phẩm hàm lượng giá trị cao mang tên FPT, được tạo dựng được từ công nghệ của riêng họ, như Windows của Microsoft, như bộ vi xử lý của Intel, như máy tính của IBM...
Giá trị thương hiệu công nghệ đó FPT có chưa? Xin thưa, có rồi. Đó là một FPT làm phần mềm và xuất khẩu phần mềm hàng đầu, dù là outsourcing - FPT Software. Tuy chưa mang lại cho Việt Nam một vị trí trên bản đồ công nghệ thông tin như cả quốc gia mong đợi, song với riêng FPT, thoát hiểm trong gang tấc bởi tiềm lực tài chính mạnh, chiến lược phần mềm đã giúp ông Bình và FPT loại trừ được hầu hết các đối thủ sừng sỏ trên mảng công nghệ thông tin đầy cạnh tranh lúc đó.
Cùng với phần mềm, giá trị thương hiệu của một FPT đi đầu về triển khai nền tảng công nghệ với đội quân tinh nhuệ và bề dày kinh nghiệm thuộc Công ty Hệ thống FPT-IS mà không một công ty nước ngoài hay trong nước nào có thể cạnh tranh. Bên cạnh đó là một giá trị thường được ông Bình nhắc tới “nhân lực” - FPT đã được coi là một “quần anh hội” - quy tụ toàn nhân tài với một môi trường làm việc sáng tạo, cởi mở và đem lại thu nhập cao tương xứng.
Tất cả những giá trị này cùng với việc lên sàn đúng thời điểm nóng nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam bồng bột và sôi nổi ngu muội đã giúp FPT có một bước nhảy vọt trên cả lĩnh vực công nghệ và thương hiệu, độc bá ngôi vương của ngành công nghệ thông tin.
Từ bệ phóng này, FPT cũng xác lập một điểm sáng trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Tiếc thay họ lại không làm lấp lánh được điểm sáng đó để nó bùng thành một ngọn lửa mạnh mẽ đủ để châm ngòi cho nền công nghệ thông tin của Việt Nam và đưa họ tiếp cận với toàn cầu. FPT không xao lãng những giá trị đó, nhưng họ chủ quan nghĩ là nó đã mạnh, nó sẽ tự đi và miệt mài đi tìm những giá trị mới.
Kết quả là, 6 năm trôi qua và không có thêm một điểm nhấn nào cho thương hiệu FPT xuất hiện ngoài vài cái máy điện thoại mà bất cứ ai biết cầm tuốcnơvit cũng có thể lắp ráp, một cái vệ tinh phóng lên chỉ để nói rằng, có thể làm được vệ tinh, nhưng từ bước có thể đó cho đến một vệ tinh thực sự - nó là một cuộc hành trình từ Trái Đất lên Mặt Trăng.
Và giờ đây, hình ảnh ông Bình với con robot chào bằng mấy thứ tiếng bỗng trở nên hài hước, ngộ nghĩnh y như cảnh một đứa trẻ miền Bắc thời sau giải phóng miền Nam lần đầu tiên được nhìn thấy con búp bê biết nhắm mắt mở mắt...
Để rồi, chính trong cuộc họp cổ đông, một người chẳng biết gì về công nghệ, nhưng là một trong những chủ nhân của FPT đưa ra câu hỏi: "Với mảng áp dụng công nghệ mới, tôi băn khoăn là thực tế sau bao lâu nữa hướng đi này sẽ định hình và đem lại giá trị cho doanh nghiệp? Rồi mức độ áp dụng, áp dụng những cái gì và áp dụng như thế nào thì chưa thấy Hội đồng quản trị đưa ra cụ thể?"
Điều này cho thấy, cái chiến lược mà ông Bình nói: “Tập trung đầu tư mạnh cho R&D (nghiên cứu và phát triển) để tạo ra những sản phẩm công nghệ “made by FPT” được nhiều người tin dùng” đã không được cổ đông - các ông chủ, bà chủ của FPT xem trọng.
Và một lần nữa, với mong muốn mức lợi nhuận cao hơn, các cổ đông lại bàn đến vấn đề chiếc ghế CEO.
Sự suôn sẻ khá bất ngờ đó lại đem lại lo lắng nhiều hơn là an lòng với các cổ đông của FPT, dù họ đã thông qua 7 nghị quyết trong đó quan trọng nhất là việc Chủ tịch hội đồng quản trị Trương Gia Bình tiếp tục kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc trong năm 2013.
Đánh giá về tình hình hoạt động của tập đoàn trong năm qua, ông Bùi Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đại diện Hội đồng quản trị FPT - cho biết kết thúc năm tài chính 2012, tổng doanh thu của FPT đạt 25.350 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.407 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt trên 1.540 tỷ đồng. Năm 2012, FPT đã thực hiện nộp ngân sách nhà nước trên 3.717 tỷ đồng. Hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu giữ ở mức cao, nằm trong số các doanh nghiệp có hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao nhất trong rổ chỉ số VN30...
Tuy nhiên, kết quả này không do ông Bình làm nên, ông mới chỉ tạm “bị” đặt vào ghế kiêm nhiệm Tổng giám đốc từ tháng 10/2012, sau khi người tiền nhiệm Trương Đình Anh “dứt áo ra đi” vào 26/9/2012. Và mức cổ tức chi trả cho cổ đông- 20% bằng tiền mặt, được đa số cổ động cho là thấp so với mức lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) mà công ty thu được (khoảng 5.665 đồng/cổ phiếu). Đa số đều mong muốn con số cổ tức 30% sẽ làm hài lòng họ hơn.
Cho kế hoạch 2013, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 6% doanh thu và 10% lợi nhuận, tập trung vào các mũi nhọn viễn thông, xuất khẩu phần mềm, nội dung số, Dịch vụ tin học theo thứ tự lần lượt là 15%, 23%, 18% và 18%.
Nhưng, câu hỏi đặt ra là FPT sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó?
Bài 1: FPT - Đâu là giá trị thương hiệu?
Câu chuyện thương hiệu vốn được người FPT hết sức quan tâm từ khi bắt đầu hình thành công ty. Họ đã có ý thức về thương hiệu và hình ảnh thương hiệu khi mà hầu như chưa doanh nghiệp Việt nào có ý niệm về điều đó, từ viết tắt sao cho dễ nhớ (cả trong nước và quốc tế), chọn màu sắc phong thủy cho logo, cờ... Sự quan tâm thương hiệu này được xuyên suốt trong quá trình 1/4 thế kỷ của FPT và cũng ngốn khá nhiều tiền bạc cũng như công sức.
Nhưng, đã có một chút sai lầm từ đội ngũ lãnh đạo trong cách làm thương hiệu của FPT bắt đầu từ khi họ bất ngờ “giàu khủng” lên trong một thời gian ngắn ngủi, chỉ sau tiếng vang của 3 tiếng cồng. Họ bắt đầu gọi FPT là “Tập đoàn,” và đẻ ra một loạt các công ty thành viên theo mô hình mẹ-con với một giấc mơ sẽ thành công ty toàn cầu như IBM, Microsoft, Intel...
Nhưng rồi hàng chục công ty mới mở đó lần lượt theo nhau đóng cửa, mỗi công ty kéo theo của FPT một mớ tiền và lớn hơn đó là sự mai một về lòng tin, về giá trị thực và những sự ra đi...
Trong các công ty mới, công bằng cũng có cái trụ lại và đem về những giá trị nhất định như Đại học FPT, Chứng khoán FPT. Song, cái gọi là Tập đoàn công nghệ FPT vẫn chẳng có gì khác biệt với bản chất thực tế là trên sàn chứng khoán HOSE, đăng ký thương hiệu chỉ đơn giản là Công ty Cổ phần FPT.
Trớ trêu là, dường như bản thân người FPT không hiểu, chỉ cần ba chữ FPT đó thôi đã đủ mặc định cho FPT ở vị thế một công ty công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam và cả khu vực nữa, cho dù nó có bị mã ngạch chứng khoán xếp vào nhóm hàng bán buôn bán lẻ.
Rồi cứ như là để đúng cho với cái mã ngạch đó, kể cả sau khi thất bại và long đong khốn cùng với những hạng mục kinh doanh mới như bất động sản ngân hàng, tài chính, quản lý quỹ.... FPT lại loay hoay với sản xuất điện thoại, máy tính lắp ráp từ linh kiện nước ngoài, na ná và nhan nhản khắp thị trường.
Bán lẻ trở thành một mảng được FPT tập trung đầu tư khá lớn, để cứ mỗi lần khai trương là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và bầu đoàn thê tử các lãnh đạo cấp L6, L7 (theo quy chuẩn của FPT) xuất hiện cắt băng, cờ rong trống mở.
Theo báo cáo, riêng năm 2012 FPT đã mở khoảng 60 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và năm nay tiếp tục khoảng từng đó nữa. Hiện chuỗi bán lẻ này đang lỗ vốn và chỉ được dự kiến… sẽ hòa vốn vào cuối 2014. Ngay cả khi hòa vốn và có lời, thì lợi nhuận của nó chỉ được tính là chiếm 5-8% trong cơ cấu của lợi nhuận chung.
Đầu tư lớn, dàn trải, lợi nhuận thấp, thương hiệu khuếch trương lúc ra mắt không đủ để lấp cho những hệ lụy từ khâu sau bán hàng, bảo hành... vốn là mọi nguyên nhân gây tổn hại uy tín thương hiệu của mọi công ty, là điều mà ai cũng thấy, không hiểu sao FPT vẫn lao vào như con thiêu thân?
Nghịch lý hơn, việc ông Bình - CEO số 1 của công ty Công nghệ thông tin số một Việt Nam giới thiệu robot mang tên Smartoshin tại đại hội cổ đông 2013 vừa qua khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Vị CEO này, với sự truyền cảm hiếm có - một niềm đam mê thực sự đầy hào hứng cho rằng: “Đây là người máy điện toán đám mây đầu tiên trên thế giới, thể hiện chiến lược của FPT về xu hướng dịch chuyển công nghệ trong 20 năm tới và sẽ giúp FPT hoàn thành sứ mạng để trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu về công nghệ thông tin...”
Không ai nghĩ ông Bình đùa. Cũng chẳng ai coi đó là một sự “ngây thơ chân thật” như cách đây hơn một thập kỷ ông đưa ra “chiến lược phần mềm” theo kiểu “vẽ cả ngày mai thành bức tranh!”
Nhưng dường như ai cũng hiểu rằng để trở thành tập đoàn như IBM, Intel, Microsoft... trước hết FPT phải xác định được hướng đi đúng về công nghệ, và họ phải có ít nhất là một sản phẩm hàm lượng giá trị cao mang tên FPT, được tạo dựng được từ công nghệ của riêng họ, như Windows của Microsoft, như bộ vi xử lý của Intel, như máy tính của IBM...
Giá trị thương hiệu công nghệ đó FPT có chưa? Xin thưa, có rồi. Đó là một FPT làm phần mềm và xuất khẩu phần mềm hàng đầu, dù là outsourcing - FPT Software. Tuy chưa mang lại cho Việt Nam một vị trí trên bản đồ công nghệ thông tin như cả quốc gia mong đợi, song với riêng FPT, thoát hiểm trong gang tấc bởi tiềm lực tài chính mạnh, chiến lược phần mềm đã giúp ông Bình và FPT loại trừ được hầu hết các đối thủ sừng sỏ trên mảng công nghệ thông tin đầy cạnh tranh lúc đó.
Cùng với phần mềm, giá trị thương hiệu của một FPT đi đầu về triển khai nền tảng công nghệ với đội quân tinh nhuệ và bề dày kinh nghiệm thuộc Công ty Hệ thống FPT-IS mà không một công ty nước ngoài hay trong nước nào có thể cạnh tranh. Bên cạnh đó là một giá trị thường được ông Bình nhắc tới “nhân lực” - FPT đã được coi là một “quần anh hội” - quy tụ toàn nhân tài với một môi trường làm việc sáng tạo, cởi mở và đem lại thu nhập cao tương xứng.
Tất cả những giá trị này cùng với việc lên sàn đúng thời điểm nóng nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam bồng bột và sôi nổi ngu muội đã giúp FPT có một bước nhảy vọt trên cả lĩnh vực công nghệ và thương hiệu, độc bá ngôi vương của ngành công nghệ thông tin.
Từ bệ phóng này, FPT cũng xác lập một điểm sáng trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Tiếc thay họ lại không làm lấp lánh được điểm sáng đó để nó bùng thành một ngọn lửa mạnh mẽ đủ để châm ngòi cho nền công nghệ thông tin của Việt Nam và đưa họ tiếp cận với toàn cầu. FPT không xao lãng những giá trị đó, nhưng họ chủ quan nghĩ là nó đã mạnh, nó sẽ tự đi và miệt mài đi tìm những giá trị mới.
Kết quả là, 6 năm trôi qua và không có thêm một điểm nhấn nào cho thương hiệu FPT xuất hiện ngoài vài cái máy điện thoại mà bất cứ ai biết cầm tuốcnơvit cũng có thể lắp ráp, một cái vệ tinh phóng lên chỉ để nói rằng, có thể làm được vệ tinh, nhưng từ bước có thể đó cho đến một vệ tinh thực sự - nó là một cuộc hành trình từ Trái Đất lên Mặt Trăng.
Và giờ đây, hình ảnh ông Bình với con robot chào bằng mấy thứ tiếng bỗng trở nên hài hước, ngộ nghĩnh y như cảnh một đứa trẻ miền Bắc thời sau giải phóng miền Nam lần đầu tiên được nhìn thấy con búp bê biết nhắm mắt mở mắt...
Để rồi, chính trong cuộc họp cổ đông, một người chẳng biết gì về công nghệ, nhưng là một trong những chủ nhân của FPT đưa ra câu hỏi: "Với mảng áp dụng công nghệ mới, tôi băn khoăn là thực tế sau bao lâu nữa hướng đi này sẽ định hình và đem lại giá trị cho doanh nghiệp? Rồi mức độ áp dụng, áp dụng những cái gì và áp dụng như thế nào thì chưa thấy Hội đồng quản trị đưa ra cụ thể?"
Điều này cho thấy, cái chiến lược mà ông Bình nói: “Tập trung đầu tư mạnh cho R&D (nghiên cứu và phát triển) để tạo ra những sản phẩm công nghệ “made by FPT” được nhiều người tin dùng” đã không được cổ đông - các ông chủ, bà chủ của FPT xem trọng.
Và một lần nữa, với mong muốn mức lợi nhuận cao hơn, các cổ đông lại bàn đến vấn đề chiếc ghế CEO.
Theo Hàn Phi
Vietnam+