1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Vấn đề kinh tế trong tuần:

Formosa sắp nhận “tin vui”; VEC lên tiếng về nghi vấn gian lận phí BOT

(Dân trí) - Bộ Tài chính quyết định công nhận khiếu nại của Formosa với nội dung không thu hồi khoản thuế GTGT đã hoàn hơn 223,56 tỷ đồng và không giảm giá trị đã hạch toán gần 4.022 tỷ đồng; VEC phản hồi về nghi vấn gian lận phí BOT sau vụ cướp tại trạm thu phí Dầu Giây. Đây là những thông tin gây chú ý đối với công chúng trong tuần.

Thiếu than trong nước, chi phí sản xuất điện nguy cơ đội thêm ngàn tỷ mỗi năm

b3b6968866e39138a47f252c0ba39ac0_xuat-khau-than-143341473125.jpg

Các nhà máy nhiệt điện thuộc EVN sẽ phải sử dụng than trộn pha với than nhập khẩu có giá thành cao hơn.

Trong công văn báo cáo Thủ tướng, EVN cho biết, do nguồn than trong nước sản xuất không đủ, các nhà máy nhiệt điện thuộc EVN sẽ phải sử dụng than trộn pha giữa than nhập khẩu và than sản xuất trong nước.

Theo tính toán sơ bộ, nếu áp dụng giá than trộn như đề xuất của TKV, TCT Đông Bắc cho các nhà máy điện của EVN và đơn vị thành viên thì chi phí mua điện năm 2019 tăng thêm khoảng 1.498,06 tỷ đồng, trong đó đối với than trộn mua từ TKV tăng 1.062,89 tỷ đồng, than trộn mua từ TCT Đông Bắc tăng 435,17 tỷ đồng.

Gần 3 năm khiếu nại, Formosa "thoát" khoản truy thu thuế hơn 223 tỷ đồng?

formosa.JPG

Bộ Tài chính quyết định công nhận khiếu nại của Formosa liên quan đến khoản truy thu thuế GTGT từ năm 2016.

 

Bộ trưởng Tài chính mới đây đã có quyết định về việc giải quyết khiếu nại của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) về việc thu hồi thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã hoàn hơn 223,56 tỷ đồng và việc yêu cầu công ty điều chỉnh giảm giá trị đã hạch toán gần 4.022 tỷ đồng.

Tại Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 này, Bộ Tài chính cho biết, căn cứ quy định pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại và hồ sơ tài liệu liên quan, Bộ Tài chính nhận thấy, khiếu nại của Formosa là “có căn cứ” thay vì khẳng định “có cơ sở truy thu” như kết luận lần đầu cách đây gần 2 năm.

Lần này, Bộ Tài chính quyết định công nhận khiếu nại của Formosa với nội dung không thu hồi khoản thuế GTGT đã hoàn hơn 223,56 tỷ đồng và không giảm giá trị đã hạch toán gần 4.022 tỷ đồng.

VEC nói gì về thông tin thiếu minh bạch, thất thoát phí cao tốc?

Cao toc VEC.jpeg

Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

VEC làm chủ đầu tư, quản lý vận hành khai thác 4 tuyến đường bộ cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Đây là các dự án sử dụng vốn tài trợ, vốn vay ODA, không phải các dự án BOT.

Sáng 7/2 (mùng 3 Tết Nguyên đán), tại trạm thu phí Dầu Giây thuộc tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã xảy ra vụ cướp tiền. Ngay sau đó, trên mạng xã hội xuất hiện một số luồng thông tin đặt vấn đề về doanh thu thu phí của tuyến cao tốc này nói riêng và tính minh bạch trong công tác thu phí của các tuyến cao tốc do VEC quản lý, vận hành khai thác nói riêng.

Tuy nhiên theo khẳng định của lãnh đạo VEC, các tuyến đường cao tốc do VEC đầu tư đều là các tuyến được xây dựng mới và tổ chức thu phí kín (phương thức thu phí có kiểm soát đầu vào và đầu ra đường cao tốc thông qua hệ thống thẻ điện tử).

Hàng ngày và hàng tháng, các đơn vị được VEC giao thu phí trên các tuyến cao tốc đều có báo cáo về lưu lượng và doanh thu từng trạm thu phí gửi về VEC. Định kỳ hàng quý, VEC báo cáo Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam về lưu lượng và doanh thu thu phí của các tuyến cao tốc theo yêu cầu của Bộ GTVT.

Chính phủ tính “trả nợ” 4.000 tỷ đồng tiền làm cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Chính phủ tính “trả nợ” 4.000 tỷ đồng tiền làm cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - 1

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có chủ trương xây dựng từ năm 2002 nhưng không có vốn nên đến 2007 mới có nhà đầu tư là Vidifi tham gia. Dự án hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 12/2015

Với tổng mức đầu tư trên 40.000 tỷ đồng, Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là dự án giao thông trọng điểm quốc gia có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Đã có khoảng 43.000 hộ dân phải di dời, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ cho dự án.

Theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006, Nhà nước phải đứng ra GPMB và bàn giao mặt bằng sạch để nhà đầu tư triển khai dự án, nhưng do chưa có vốn, nên 4.000 tỷ đồng tiền GPMB đã được Vidifi “ứng” trước. Sau đó, được Nhà nước cam kết hỗ trợ một số chính sách đặc thù cho dự án.

Sau hơn 3 năm khai thác tuyến cao tốc, Chính phủ đang tính “trả nợ” số tiền GPMB cho nhà đầu tư.

"Kinh tế ngầm" được thống kê: Đọc vị, hỗ trợ và quản lý tốt hơn nền kinh tế

kinh té ngam ho gia dinh.jpeg

Đề án thống kê kinh tế ngầm sẽ giúp nền kinh tế minh bạch và chính sách quản lý tốt hơn

Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án Thống kê khu vực kinh tế “chưa được quan sát” - hay còn được gọi là khu vực kinh tế ngầm.

Trong Đề án của Chính phủ, các thành phần kinh tế trong khu vực kinh tế ngầm được khái quát là kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp, kinh tế phi chính thức chưa được quan sát, kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình và hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong chương trình thu thập dữ liệu thống kê.

Theo các chuyên gia, hiện nay khu vực kinh tế chưa được quan sát chiếm tỷ lệ khá lớn trong các thành phần kinh tế tại Việt Nam. Lâu nay hệ thống thống kê và các con số về khu vực doanh nghiệp tự sản xuất, hộ gia đình... không có chính sách quản lý khiến sự phát triển yếu kém, thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Một nghiên cứu của Đại học Fulbright Việt Nam, khu vực kinh tế ngầm của Việt Nam có quy mô có thể lên tới 25 - 30% GDP.

Mai Chi (tổng hợp)

bannerchanbai-1547856639383.gif

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm