1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Đồn đoán và sự thực thưởng tết của ngân hàng

Những tin đồn thưởng tết ngân hàng, rồi những thông tin cải chính. Tất cả đều được bàn tán xôn xao. Sự thực là đến những người giữ vị trí tương đối khá ở các ngân hàng cũng chỉ rỉ tai nhau: chẳng biết có hay không, chứ đừng nói là "khủng"!

Đồn đoán và sự thực thưởng tết của ngân hàng
 
Theo lãnh đạo một số nhà băng, do tình hình khó khăn nên lợi nhuận ngân hàng không đạt chỉ tiêu và vì thế sẽ khó có mức thưởng Tết lớn, tuy nhiên, ngân hàng vẫn cố gắng để có chính sách thưởng cho nhân viên.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Thái Lan có thể mất hơn 1 tỷ USD nếu Bangkok tê liệt

Là một trong những ngân hàng cổ phần đạt mức lợi nhuận tương đối cao trong năm qua, với 2.800 tỷ đồng trước thuế, lãnh đạo Sacombank cho biết, sẽ có chính sách thưởng cho CBNV trong dịp Tết năm nay. Tuy nhiên, theo ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank, do Ngân hàng chưa họp Hội đồng khen thưởng nên chưa có quyết định cụ thể về chế độ thưởng. Theo lãnh đạo Sacombank, trong bối cảnh thị trường khó khăn, hoạt động của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng, khó có thể có một mức thưởng đột biến, mà tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm.

Mặc dù Sacombank đạt kế hoạch lợi nhuận của năm 2013, song số lượng nhân sự của nhà băng này lên đến trên 10.000 người, nên đòi hỏi quỹ lương, thưởng rất lớn.

Trong khi đó, lãnh đạo Eximbank chia sẻ, năm nay, Ngân hàng khó có thể thưởng Tết như mọi năm cho nhân viên, bởi tình hình kinh doanh khó khăn, kết quả lợi nhuận không như kỳ vọng. Eximbank ước chỉ đạt 1.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Vì vậy, theo lãnh đạo Eximbank, khả năng cắt giảm tiền thưởng Tết là khó tránh.

ACB cho biết, chỉ tiêu lợi nhuận 1.100 tỷ đồng trước thuế đưa ra cho năm qua có khả năng hoàn tất và Ngân hàng cũng sẽ thưởng Tết cho CBNV, cho dù mức thưởng không còn được xông xênh như trước đây. Lãnh đạo ACB cho biết, có thể ngoài lương tháng 13, CBNV ngân hàng sẽ có thưởng thêm, tùy từng vị trí khác nhau.

Đối với các nhà băng nhỏ, tình hình thưởng Tết năm nay có phần bi đát hơn. Chỉ một vài ngân hàng duy trì chế độ thưởng Tết, còn đa phần cắt giảm, do lợi nhuận không đạt kế hoạch. Chủ tịch HĐQT một ngân hàng có vốn trên 4.100 tỷ đồng tại TP. HCM cho biết, trong năm qua, Ngân hàng phải trích lập mức dự phòng tương đương với lợi nhuận đạt được là 300 tỷ đồng. Vì thế, mặc dù chỉ tiêu lợi nhuận nhà băng này xây dựng cho năm 2013 đã thực hiện được, song theo vị chủ tịch trên, Ngân hàng không thể có chính sách thưởng Tết cho CBNV mà chỉ có lương tháng 13.

Tổng giám đốc NamA Bank, ông Trần Ngô Phúc Vũ cũng cho hay, kết quả hoạt động của Ngân hàng trong năm qua không tránh khỏi bị ảnh hưởng trước tình hình khó khăn chung của thị trường. Lợi nhuận trước thuế NamA Bank cũng chỉ hoàn thành được 50% chỉ tiêu cả năm (khoảng 200 tỷ đồng). Vì thế, Ngân hàng sẽ cân nhắc về chính sách thưởng Tết trong năm nay, nhưng khả năng rất khó. Bởi theo ông Vũ, trong năm qua, dù tình hình khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, nhưng NamA Bank vẫn cố gắng duy trì chính sách lương cho CBNV.

Thông tin từ lãnh đạo của một nhà băng vừa hoàn tất kế hoạch sáp nhập cuối năm 2013 cho biết, năm nay, Ngân hàng không có chế độ tưởng tết cho CBNV mà sẽ dành phần lợi nhuận trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo hoạt động. Theo vị lãnh đạo này, trong bối cảnh thị trường khó khăn, ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận thì CBNV cũng phải chia sẻ để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn.

Thực tế từ các ngân hàng cho thấy, khả năng sẽ rất ít nhà băng chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận có được trong năm 2013 mà chủ yếu dành trích lập dự phòng hoặc mua cổ phiếu quỹ để “đỡ” giá cổ phiếu. Chẳng hạn như tại Eximbank, HĐQT nhà băng này đã lên kế hoạch mua lại 62 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ từ nguồn vốn thặng dư và lợi trước thuế năm 2013 để lại.

Tương tự, OCB cũng mua lại cổ phiếu và cho biết, sẽ khó có thể có thưởng tết cao cho CBNV trong dịp tết Nguyên Đán, cho dù OCB hoàn thành 100% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 320 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, trước diễn biến thị trường năm qua, tín dụng khó tăng trưởng, nhưng nợ xấu vẫn không ngừng phát sinh từ các khoản vay cũ, vì thế, khoản trích lập dự phòng của ngân hàng cũng gia tăng khiến lợi nhuận thu hẹp. Mặc dù hoàn thành kế hoạch, nhưng Tổng giám đốc OCB cho rằng, so với vốn điều lệ thì lợi nhuận đạt được còn khiêm tốn.
 
Theo Thùy Vinh
ĐTCK
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm