Chi 3 tỷ USD du học mỗi năm, Việt Nam vẫn thiếu kỹ sư lúa gạo, cà phê...

(Dân trí) - Hiện nay, muốn tìm kiếm những chuyên gia kinh tế vĩ mô, tài chính, đầu tư... sẽ không phải quá khó. Nhưng muốn tìm kiếm những chuyên gia ngành lúa gạo, cà phê, cao su... thì vẫn còn rất thiếu.


Muốn tìm kiếm những chuyên gia ngành lúa gạo, cà phê, cao su…để doanh nghiệp có được những lời khuyên lúc nào nên mua, lúc nào nên bán, chính sách giá thế nào….thì vẫn còn rất thiếu.

Muốn tìm kiếm những chuyên gia ngành lúa gạo, cà phê, cao su…để doanh nghiệp có được những lời khuyên lúc nào nên mua, lúc nào nên bán, chính sách giá thế nào….thì vẫn còn rất thiếu.

Theo báo cáo của Nhóm công tác Giáo dục và Đào tạo thuộc Diễn đàn doanh nghiệp thường niên (VBF) năm 2015, số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học mỗi năm đều tăng với con số hiện tại là trên 110.000 học sinh, sinh viên tại 47 quốc gia với học phí từ 30.000 USD đến 40.000 USD mỗi năm cho một học sinh, sinh viên.

"Nói cách khác, Việt Nam đang “xuất khẩu” khoảng 3 tỷ USD mỗi năm để gửi con em mình ra nước ngoài học" - Nhóm công tác Giáo dục VBF cho biết.

Tuy nhiên, điều đáng nói, năng suất lao động của Việt Nam đi xuống dường như vẫn là vấn đề phải trăn trở. Báo cáo gần đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy tỷ lệ năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 nằm trong những nước thấp nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cụ thể, thấp hơn 15 lần so với Singapore, 11 lần so với Nhật Bản, và thấp hơn so với Hàn Quốc 10 lần. 

Ngoài ra, một báo cáo khác cho thấy, mặc dù có sự cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, năng suất lao động của Việt Nam vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Theo ông Phạm Quang Diệu - chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, trong vòng 10 năm trở lại đây, đã xuất hiện ngày càng nhiều các sinh viên được đào tạo bài bản Tây học trở về nước, bổ sung vào đội ngũ chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, chỉ một số ít về làm việc cho các Viện nghiên cứu của Nhà nước, phần lớn trong số này thường lựa chọn các tổ chức quốc tế để được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và hưởng mức lương cao.

Ông Diệu cho rằng, sự nổi lên của các ngành tài chính, ngân hàng, bất động sản, tư vấn đầu tư gần đây đã khiến cho những ngành này trở thành điểm đến ưa thích của các sinh viên tốt nghiệp giỏi. Hiện nay, muốn tìm kiếm những chuyên gia kinh tế vĩ mô, tài chính, đầu tư, phát triển nông thôn, nghèo đói….sẽ không phải quá khó. Nhưng muốn tìm kiếm những chuyên gia ngành lúa gạo, cà phê, cao su…để doanh nghiệp có được những lời khuyên lúc nào nên mua, lúc nào nên bán, chính sách giá thế nào….thì vẫn còn rất thiếu.

"Việt Nam thực sự đang thiếu những cá nhân và cả những tổ chức tư vấn ngành hàng mặc dù điều này hết sức cần thiết cả về mặt kinh doanh thuần túy của doanh nghiệp lẫn chiến lược phát triển ngành hàng quốc gia", vị chuyên gia nhìn nhận.

Ông Diệu cũng cho rằng, một đội ngũ chuyên gia ngành hàng không thể thành hình chỉ trong chốc lát và đội ngũ này chỉ có thể lớn lên khi gắn với hơi thở và sống trong dòng chảy của các biến động thị trường.

Những lúc thị trường nổi sóng, khó đoán định nhất lại chính là lúc sự hiện diện của các ý kiến và nhận định chuyên gia có ý nghĩa quan trọng, và công chúng sẽ nhớ đến nhiều hơn, thương hiệu cá nhân của những nhà phân tích sẽ tăng lên.

"Qua mỗi lần thử thách như vậy nhà phân tích càng có bản lĩnh hơn và năng lực được tôi luyện; quá trình vừa học vừa làm, học từ thực tiễn là cách hiệu quả nhất để chính nhà phân tích tự xây dựng năng lực cho mình chứ không phải trong các sách giáo khoa bài bản ở các giảng đường đại học trong nước và quốc tế", ông nói thêm.

Phương Dung

 

Chi 3 tỷ USD du học mỗi năm, Việt Nam vẫn thiếu kỹ sư lúa gạo, cà phê... - 2