Bầu Kiên và chiêu thức "làm xiếc" 1 tỷ USD kinh doanh trái phép

(Dân trí) - Thông qua 6 công ty, với vai trò Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên, bầu Kiên đã tổ chức hoạt động kinh doanh trái phép với tổng số tiền lên đến 21.490 tỉ đồng (tính chẵn).

Giấy phép kinh doanh không có ngành nghề kinh doanh tài chính

Theo tài liệu của cơ quan tố tụng, từ ngày 15/52007- 03/8/2012, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã thông qua 6 công ty để thực hiện hành vi kinh doanh trái phép của mình, với tổng số tiền lên đến hơn 21 nghìn tỉ đồng.

Nguyễn Đức Kiên và căn biệt thự 3 mặt tiền tại phố Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội)

Nguyễn Đức Kiên và căn biệt thự 3 mặt tiền tại phố Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Có thể cứu ngành công nghiệp ô tô?
Thị trường mua bán nợ xấu sẽ sôi động nửa đầu 2014
Ngoại trưởng 27 tuổi trẻ nhất châu Âu nhậm chức
Jang Song-thaek từng âm mưu giết cha của ông Kim Jong-un

Theo tài liệu điều tra, giấy phép kinh doanh được các cơ quan chức năng cấp cho 6 công ty do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đều có ngành nghề kinh doanh nổi trội là kinh doanh vàng và các lĩnh vực khác như xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe, kinh doanh vàng bạc đá quý, (không bao gồm xuất khẩu vàng nguyên liệu); nghiên cứu, phân tích thị trường, quản lí tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp… Tuy nhiên trong tất cả các ngành nghề kinh doanh mà Kiên đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước không có ngành nghề kinh doanh tài chính.

Nhưng lợi dụng giấy phép kinh doanh này, Kiên đã vận dụng trơn tru bộ máy của các công ty để thực hiện vấn đề kinh doanh tài chính không đúng với giấy phép kinh doanh. Thao túng ngân hàng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước.

Bầu Kiên kinh doanh trái phép tài chính như thế nào?

Cụ thể, tại Cty CPDTTM B&B, do Kiên làm Chủ tịch HĐQT, cùng vợ là bà Đặng Ngọc Lan và em gái Nguyễn Thúy Hương là cổ đông. Vốn điều lệ là 1.500 tỉ đồng, nhưng thực tế vốn góp là 1.460 tỉ đồng.

Theo chỉ đạo của Kiên, từ ngày 4/9/2009-5/10/2009, công ty B&B sử dụng 1.280 tỉ đồng trong tổng số vốn điều lệ để nhận chuyển nhượng cổ phần. Ngày 30/11/2010, Cty B&B phát hành 10 triệu trái phiếu giá trị 1.000 tỉ đồng bán cho Ngân hàng ACB theo các giấy tờ ủy thác.

Hành vi kinh doanh trái phép của Nguyễn Đức Kiên, đã ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước.

Hành vi kinh doanh trái phép của Nguyễn Đức Kiên, đã ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước.

Từ ngày 15-23/12/2010 Cty B&B chuyển 426 tỉ đồng cho Nguyễn Thúy Hương để mua 36 triệu cổ phiếu Cty CPBĐS Hòa Phát- Á Châu.

Ngày 15/12/2010, Cty B&B tiếp tục ủy thác cho Đặng Ngọc Lan, 39 tỉ đồng; Đào Văn Kiên 140 tỉ đồng; Nguyễn Tuấn Anh 145 tỉ đồng để những người này mua cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại CP Việt Nam thương tín (VietBank).

Ngoài ra, tại công ty này từ ngày 23-31/12/2010 và ngày 31/3/2011, Kiên còn nhiều lần chỉ đạo các thành viên trong công ty B&B chuyển số tiền hàng trăm tỉ đồng để mua cổ phần của các công ty CPBĐS Hòa Phát- Á Châu; Cty CPĐTTM Nhà Rồng…

Tương tự như chuyện kinh doanh tài chính tại Cty B&B, tại Cty Cổ phần Tập đoànTài chính Á Châu (Cty AFG), có vốn điều lệ 3.200 tỉ đồng. Theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, từ ngày 15 - 17/2007, công ty sử dụng 3.200 tỉ đồng vốn điều lệ để mua 160.000 trái phiếu chuyển đổi của Ngân hàn ACB (20 triệu/1 trái phiếu) từ 15 cá nhân theo Hợp đồng chuyển nhượng trái phiếu.

Ngày 25/3/2008, Kiên chỉ đạo Cty AFG phát hành 4 triệu trá phiếu đợt 1, tổng giá trị 400 tỉ đồng bán cho Ngân hàng TMCP Phương Nam và dùng số tiền này góp vốn 100 tỉ đồng vào công ty ACI, và 300 tỉ đồng góp vốn vào Cty TNHH DTTC Á châu Hà Nội (ACI-HN).

Từ ngày 5/5/2008 -16/6/2009, công ty AFG tiếp tục góp vốn 63 tỉ đồng vào Cty TNHH DTTC Á Châu (ACI); 195 tỉ đồng vào Cty ACU-HN; 210 tỉ đồng vào Cty CPĐTTC ACB Hà Nội.

Ngoài ra tại Cty CPPTSX và XNK Thiên Nam không được phép kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái nhưng cũng dưới sự chỉ đạo của Kiên, cty này đã ký Hợp đồng với với Ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua bán là 462.500 Ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng giá trị 11.777 tỉ đồng. Vụ làm ăn này Cty Thiên Nam bị lỗ hơn 433 tỉ đồng và số tiền này được Ngân hàng ACB cho nhận nợ.

Ngoài ra hành vi kinh doanh tài chính trái phép của Nguyễn Đức Kiên còn được thể hiện tương tự tại 3 công ty khác là Cty CPĐT ACB Hà Nội; Cty CPĐT Á châu; Cty TNHH ĐTTC Á châu Hà Nội.

Cơ quan Điều tra kết luận, từ 15/5/2007 – 3/8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty gồm: Công ty CPĐT Thương mại B&B; Cty CP Tập đoàn tài chính Á châu; Cty CPĐT ACB Hà Nội; Cty CPĐT Tài chính Á châu; Cty TNHH ĐT tài chính Á châu Hà Nội và Cty CPPTSX và XNK Thiên Nam, để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng kí kinh doanh, lợi dụng các cơ quan tổ chức để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền lên đến 21.490 tỉ đồng (con số được làm chẵn), và hành vi của Kiên đã phạm vào tội “Kinh doanh trái phép”, theo khoản 2, điều 195, BLHS.

Hồng Ngân

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Dòng sự kiện: Xét xử Bầu Kiên