Bí ẩn thế kỷ của nền văn minh Maya cuối cùng được giải đáp
(Dân trí) - Nền văn minh Maya luôn chứa nhiều bí ẩn từ chữ viết, lịch sử, văn hóa. Mới đây, các nhà khoa học đã giải mã lịch thiên văn của họ sau nhiều thế kỷ.
Điều này đã chứng minh mức độ kiến thức thiên văn tuyệt vời của người Maya.
Văn minh Maya đạt đến đỉnh cao quyền lực và ảnh hưởng vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên.
Người Maya được biết đến có trình độ xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp, đồ gốm và viết lách, đồng thời để lại một lượng lớn các tác phẩm kiến trúc và biểu tượng.
Như người Maya đã biết sử dụng số không trong toán học và phát triển các hệ thống lịch phức tạp như Vòng lịch 365 ngày, đặc biệt là Lịch đếm dài, được thiết kế để tồn tại hơn 5.000 năm.
Tuy nhiên, vào khoảng năm 900 sau Công nguyên, các thành phố Maya bắt đầu sụp đổ kéo theo sự suy tàn của nền văn minh này.
Lịch của người Maya thực sự là một hệ thống phức tạp đối với các nhà nhân chủng học hiện đại.
Vào những năm 1940, các nhà khoa học bắt đầu giải mã một lịch cụ thể bao gồm khoảng thời gian 819 ngày và gọi là "số lượng 819 ngày".
Đó là một lịch dựa trên glyphs (rãnh trang trí trong điêu khắc kiến trúc) được lặp lại 4 lần, mỗi rãnh 819 ngày tương ứng với một trong 4 màu mà các nhà khoa học ban đầu liên kết với các hướng chính.
Màu đỏ gắn liền với phía Đông, màu Trắng ở phía Bắc, màu đen ở phía Tây và màu vàng ở phía Nam. Chỉ đến những năm 1980, các nhà nghiên cứu mới nhận ra rằng giả thuyết này là không chính xác.
Thay vào đó, màu trắng và màu vàng dường như được liên kết tương ứng với thiên đỉnh.
Cụ thể, Mặt Trời mọc ở phía Đông, di chuyển qua bầu trời đến điểm cao nhất và lặn ở phía Tây đi qua nadir (điểm thấp nhất) rồi mọc ở phía Đông.
Nhưng sơ đồ định hướng 4 phần này quá ngắn để phù hợp với các chu kỳ của các hành tinh có thể nhìn thấy.
Gần đây, nhà nhân chủng học John Linden và Victoria Bricker, Đại học Tulane (Mỹ) cho rằng cuối cùng họ đã giải mã được bí ẩn.
Bằng cách kiểm tra số lượng ngày trong khoảng thời gian 45 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện, nó sẽ tương ứng với chu kỳ của "tất cả các hành tinh lớn", một ví dụ nổi bật về kiến thức thiên văn tiên tiến của nền văn minh Maya.
Kiến thức thiên văn tuyệt vời thông qua một lịch chính xác
Các manh mối khác có thể chỉ ra mối liên hệ giữa lịch này và các hành tinh.
Thật vậy, người Maya đã tìm ra các phép đo cực kỳ chính xác về "chu kỳ đồng nghĩa" của các hành tinh có thể nhìn thấy bao gồm Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Hỏa và Sao Thủy được sử dụng để dự đoán các sự kiện thiên thể, chẳng hạn như nhật thực và nguyệt thực (chu kỳ đồng nghĩa: thời gian của một thiên thể để quay trở lại vị trí ban đầu).
Tuy nhiên, vì mỗi hành tinh đi theo một quỹ đạo khác nhau trên bầu trời, dường như nó không thể khớp với một số hành tinh trong cùng một khoảng thời gian 819 ngày.
Đây là lý do tại sao các tác giả giải thích rằng lịch này phải được đọc trong "16.380 ngày (tương ứng khoảng 45 năm), với tổng số gấp 20 lần số lượng 819 ngày".
Để hiểu nó hoạt động như thế nào, trước tiên họ đã nghiên cứu chu kỳ đồng nghĩa 117 ngày của Sao Thủy.
Số lượng 819 ngày sau đó tương ứng chính xác với 7 chu kỳ mercurian (819/117 = 7).
Đối với sao Hỏa, có chu kỳ đồng nghĩa là 780 ngày, các tác giả đã liên kết 21 chu kỳ của sao Hỏa với 16.380 ngày (khoảng 45 năm).
Sau đó, họ tiếp tục với Sao Kim và Sao Mộc đều cho kết quả phù hợp.
Ngoài ra, lịch này cũng được liên kết với lịch 260 ngày được gọi là Tzolk'in, bằng cách nhân nó 63 lần, các tác giả nhận được 16.380 ngày.
Điều này giúp nhóm nghiên cứu phát hiện ra hệ thống lịch rộng hơn gồm 20 khoảng thời gian 819 ngày này có thể cung cấp một cơ chế để khôi phục số ngày và tên ngày của lịch Tzolk'in.
Các tác giả kết luận thay vì tập trung vào một hành tinh duy nhất, các nhà thiên văn học người Maya đã tạo ra số lượng 819 ngày "tưởng tượng nó như một hệ thống lịch rộng hơn", một công cụ có thể dự đoán "tất cả các chu kỳ đồng nghĩa của hành tinh có thể nhìn thấy".