Xếp hạng chỉ số trích dẫn top 30 Tạp chí Khoa học xuất bản trực tuyến của Việt Nam

(Dân trí) - Hệ thống Vietnam Citation Gateway của ĐHQGHN vừa công bố bảng xếp hạng chỉ số trích dẫn các Tạp chí khoa học xuất bản trực tuyến của Việt Nam (giai đoạn 2014-2018). Theo đó, tạp chí Journal of Computer Science and Cybernetics của Viện Hàn lâm KH&CN VN đứng thứ nhất.

Xếp hạng chỉ số trích dẫn top 30 Tạp chí Khoa học xuất bản trực tuyến của Việt Nam - 1
Trang web hệ thống V-CitationGate và xếp hạng tạp chí Việt Nam

GS. Nguyễn Hữu Đức – nguyên PGĐ ĐHQHN – người trực tiếp phụ trách hệ thống này cho biết: "Trên thế giới, ngoài các chỉ số về tính chuyên nghiệp và mức độ quốc tế hóa thì chất lượng của các tạp chí thường được xác định thông qua thông tin nhận được về số lần các bài báo của tạp chí đó được trích dẫn.

Từ đó họ xây dựng chỉ số ảnh hưởng (IF) hoặc phân nhóm Q1, Q2… cho tạp chí. Để làm được điều đó, trước hết họ phải xây dựng được hệ thống CSDL các tạp chí và công cụ tìm kiếm số lượng trích dẫn. Các hệ thống CSDL như của Web of Science (ISI) và Scopus mà chúng ta khá quen biết đã rất thành công trên phương diện này.

Ở Việt Nam, từ năm 2016, ĐHQGHN đã có sáng kiến và khởi động xây dựng CSDL thư mục Chỉ số trích dẫn Việt Nam và CSDL thư mục Nghiên cứu Việt Nam. Hai hệ thống này được tích hợp chung thành Vietnam Citation Gateway.

Sau một năm hoạt động, V-CitationGate đã kết nối thành công các ấn phẩm khoa học xuất bản 50 Tạp chí khoa học của Việt Nam có thông tin trích dẫn trong nước và trên thế giới.

Nhờ đó, lần đầu tiên chúng tôi đã công bố chỉ số trích dẫn của 19 tạp chí của Việt Nam vào năm 2017, trong đó có 6 tạp chí có yếu tố hợp tác xuất bản với các NXB quốc tế với thông tin tổng hợp cho cả giai đoạn 20 năm 2006-2016.

Lần này, chúng tôi chỉ xếp hạng riêng cho các tạp chí Việt Nam xuất bản hoàn toàn bằng nội lực và để từng bước tiếp cận đến cách tính chỉ số IF chuẩn quốc tế, số năm tính toán của CSDL cũng giảm dần xuống còn 5 năm, cho giai đoạn 2014-2018. Tham số quan trọng và duy nhất được quan tâm ở đây là chỉ số trích dẫn trung bình của một bài báo".

Vậy kết quả của lần xếp hạng 2019 này như thế nào thưa giáo sư?

Theo thống kê thì Việt Nam chúng có gần 350 tạp chí khoa học. Tuy nhiên, mới chỉ có 66 tạp chí có xuất bản trực tuyến với trang web độc lập, còn lại chỉ xuất bản bản in. Trên hệ thống V-CitationGate cũng mới có CSDL của 66 tạp chí này, trong đó có 57 tạp chí xuất bản hoàn toàn bằng nội lực.

Do tổng chỉ số trích dẫn của các tạp chí còn khá hạn chế nên chúng tôi chỉ xếp hạng cho top 30 tạp chí đầu tiên, còn 27 tạp chí còn lại được để cùng nhóm 30++. Như đã nói ở trên, các tạp chí có yếu tố hợp tác quốc tế không được đưa vào đây.

Trong bảng xếp hạng top 30 này, có thể thấy tạp chí của các cơ sở nghiên cứu tốt đều góp mặt, như: ĐHQGHN (10 tạp chí), Viện HL KH&CN VN (9 tạp chí), ĐHQG TpHCM (1 tạp chí), Trường ĐH Tôn Đức Thắng (1 tạp chí).

Đặc biệt, có sự góp mặt của một số tạp chí thuộc lĩnh vực KHXH&NV với thứ hạng cũng khá cao, như: Tạp chí Journal of Economics and Development của Trường ĐH Kinh tế quốc dân (thứ 6), VNU Journal of Science: Foreign Studies (thứ 10), VNU Journal of Science: Economics and Business (thứ 11), VNU Journal of Science: Education Research (thứ 12) của ĐHQGHN, Tạp chí Journal of Asian Business and Economic Studies của Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM (thứ 22). Ngoài ra, Trường đại học tư thục Nguyễn Tất Thành cũng có đóng góp lần này.

Xếp hạng chỉ số trích dẫn top 30 Tạp chí Khoa học xuất bản trực tuyến của Việt Nam giai đoạn 2014-2018 như sau:

(Số liệu tính đến 18/5/2019)

TT

Tên tạp chí

Cơ quanchủ quản

Tổng số bài

Tổng sốtrích dẫn

Tỉ lệtrích dẫn/bài

1

Journal of Computer Science and Cybernetics

Viện Hàn lâm KH&CN VN

123

228

1.85

2

VNU Journal of Science: Computer Science and Communication Engineering

ĐHQGHN

65

80

1.23

3

REV Journal on Electronics and Communications

Hội Vô tuyến Điện tử VN

43

36

0.84

4

Vietnam Journal of Earth Sciences

Viện Hàn lâm KH&CN VN

219

173

0.79

5

Vietnam Journal of Mechanics

Viện Hàn lâm KH&CN VN

134

93

0.69

6

Journal of Economics and Development

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

90

60

0.67

7

VNU Journal of Science: Mathematics - Physics

ĐHQGHN

187

94

0.50

8

Southeast Asian Journal of Sciences

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

27

10

0.37

9

Vietnam Journal of Science and Technology

Viện Hàn lâm KH&CN VN

241

73

0.30

10

VNU Journal of Science: Foreign Studies

ĐHQGHN

270

78

0.29

11

VNU Journal of Science: Economics and Business

ĐHQGHN

221

61

0.28

12

VNU Journal of Science: Education Research

ĐHQGHN

173

48

0.28

13

Tạp chí Sinh học

Viện Hàn lâm KH&CN VN

422

117

0.28

14

Communications in Physics

Viện Hàn lâm KH&CN VN

281

78

0.28

15

Journal on Information Technologies & Communications

Bộ TT&TT

33

9

0.27

16

Nuclear Science and Technology

Viện Năng lượng Nguyên tử VN

102

24

0.24

      

17

Vietnam Journal of Chemistry

Viện Hàn lâm KH&CN VN

563

129

0.23

18

VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences

ĐHQGHN

359

60

0.17

19

Journal of Advanced Engineering and Computation

Trường ĐH Tôn Đức Thắng

44

7

0.16

20

Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering

Bộ KH&CN

124

18

0.15

21

Journal of Science and Technology

Viện Hàn lâm KH&CN VN

476

55

0.12

22

Journal of Asian Business and Economic Studies

Trường ĐH Kinh tế TP. HCM

446

53

0.12

23

VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology

ĐHQGHN

453

50

0.11

24

VNU Journal of Social Sciences and Humanities

ĐHQGHN

207

20

0.10

25

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển

Viện Hàn lâm KH&CN VN

308

27

0.09

26

VNU Journal of Science: Policy and Management Studies

ĐHQGHN

130

12

0.09

27

Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ

Trường ĐH Cần Thơ

1412

101

0.07

28

Tạp chí Khoa học Trường ĐH Sư phạm TPHCM

Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM

1362

93

0.07

29

VNU Journal of Science: Legal Studies

ĐHQGHN

179

12

0.07

30

Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ

ĐHQG TP. HCM

946

53

0.06

Trong lần công bố xếp hạng trước, một số độc giả của Dân trí có nhận xét là nên cần thận trọng khi đánh giá chỉ số này vì chất lượng phản biện thấp bởi người phản biện của ta chưa đạt chuẩn quốc tế. Phần lớn bài viết trong lĩnh vực KHXH chỉ là thực trạng và giải pháp kiểu đề án. Mở tài liệu tham khảo ra không thấy các tài liệu học thuật quốc tế nào. Ý kiến giáo sư thế nào?

Tôi có theo dõi các bình luận đó. Nhân đây cũng xin được thông tin thêm là hệ thống V-CitationGate không chỉ thống kê được tổng số lần trích dẫn mà còn phân tích được số trích dẫn ấy có nguồn gốc từ đâu, từ tạp chí nào; tự trích dẫn trên cùng tạp chí, thậm chí còn có thể tách riêng số trích dẫn từ các tạp chí ISI, Scopus.

Rất đáng mừng là theo số liệu phân tích, các tạp chí trong top 30 này có số lượng được trích dẫn trong các tạp chí ISI và Scopus khá cao, trong khoảng 4-40%. Ngay cả, tạp chí Journal of Economics and Development của Trường ĐH Kinh tế quốc dân thuộc lĩnh vực KHXH nhưng cũng có đến 15% trích dẫn từ nguồn ISI, Scopus.

Như vậy, bên cạnh nỗ lực của V-CitationGate cũng có thể thấy các tạp chí của Việt Nam đang cố gắng nâng cao chất lượng. Vậy xu hướng phát triển tiếp theo

Ngoài số 9 tạp chí Việt Nam đang hợp tác với các NXB nước ngoài thì có một số các tạp chí trong nước đang có quyết tâm tiếp cận chuẩn Scopus bằng nội lực, điển hình là Tạp chí Vietnam Journal of Earth Sciences của Viện HL KH&CN VN do GS Phan Trọng Trịnh làm Tổng biên tập. Tạp chí này được chăm chút rất chuyên nghiệp và thu hút được rất nhiều bài nghiên cứu chất lượng tốt.

Một số tạp chí  đã được kết nối vào hệ thống Asean Citation Index (ACI), ví dụ như Tạp chí Journal of Economics and Development của Trường ĐH Kinh tế quốc dân; các Tạp chí Vietnam Journal of Earth Sciences, Vietnam Journal of Science and Technology, Communication in Physics của Viện HL KH&CN VN… Theo thói quen, nhiều người còn gọi đó là đạt chuẩn ACI.

Tuy nhiên, ACI cơ bản chỉ là một chuẩn hình thức về tính chuyên nghiệp (về quy định phản biện kín, xuất bản đúng kỳ) và mức độ đa dạng địa lý (thành phần ban biên tập có mức độ quốc gia và quốc tế cao).

ACI không yêu cầu xuất bản tiếng Anh mà chấp nhận cả các tạp chí xuất bản bản ngữ. Đặc biệt, ACI không có khả năng thu thập chỉ số trích dẫn cho các bài viết, do đó không thể đánh giá chỉ số IF cho các tạp chí. Đây là điểm hạn chế của ACI so với  hệ thống V-CitationGate của ta và các CSDL khác.

Giáo sư có thể cho biết kế hoạch phát triển tiếp theo của V-CitationGate?

Bên cạnh sự quan tâm sử dụng để tra cứu của các tổ chức và nhà khoa học trong nước thì V-CitationGate cũng đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của một số tổ chức dữ liệu khoa học quốc tế. Trong đó có tập đoàn dữ liệu số mới nổi Digital Science.

Chúng tôi đang điều chỉnh sự tương thích về công nghệ để kết nối V-CitationGate với hệ thống Dimensions của Digital Science. Nhưng trước hết, chúng tôi mong quá trình số hóa của hệ thống tạp chí Việt Nam được triển khai nhanh hơn nữa để CSDL khoa học của Việt Nam đầy đủ hơn, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, quản lý và định hướng chính sách.

Trước khi có những thay đổi tự thân, hy vọng một số tổ chức sử dụng nhiều về CSDL khoa học Việt Nam như Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Tổ chức xếp hạng và kiểm định chất lượng giáo dục có những định chế hợp lý để thúc đẩy quá trình này, làm cơ sở cho việc đánh giá năng suất, chất lượng nghiên cứu khoa học và công bố trong nước được chính xác và minh bạch.

Xin trân trọng cám ơn giáo sư!

Hồng Hạnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm