Thanh Hóa: Nhiều thắc mắc về mô hình VNEN trước thềm năm học mới

(Dân trí) - Dự án mô hình trường học mới (VNEN) đã kết thúc, không còn kinh phí hỗ trợ, nhiều trường gặp khó khăn trong tổ chức các hoạt động chuyên môn. Việc tiếp tục hay dừng, bắt buộc hay tự nguyện, mức độ triển khai toàn phần hay không toàn phần... là những thắc mắc của ngành giáo dục Thanh Hóa trước thềm năm học mới.

Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Thanh Hóa, năm học 2016 - 2017, địa phương này có 91 trường Tiểu học, 1.076 lớp và 27.688 học sinh (HS), tham gia áp dụng mô hình trường học mới (VNEN).

Việc áp dụng mô hình VNEN theo đánh giá của Sở GD-ĐT Thanh Hóa có những ưu điểm: Đội ngũ cán bộ, giáo viên (GV) năng lực vững vàng, nhiệt tình và sẵn sàng đón nhận cái mới; các trường có nhiều kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy học; GV và HS đã quen với mô hình dạy học mới...

Đồng thời, kết quả học tập của HS có nhiều tiến bộ; ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp chuyển biến rõ rệt, nhất là ở vùng có nhiều khó khăn, vùng dân tộc thiểu số...

Theo đánh giá, kết quả học tập của HS có nhiều tiến bộ; ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp chuyển biến rõ rệt, nhất là ở vùng có nhiều khó khăn, vùng dân tộc thiểu số...
Theo đánh giá, kết quả học tập của HS có nhiều tiến bộ; ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp chuyển biến rõ rệt, nhất là ở vùng có nhiều khó khăn, vùng dân tộc thiểu số...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, mô hình VNEN cũng tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Trong đó, một số GV chưa mạnh dạn đổi mới, chưa nắm chắc phương pháp dạy mới nên vẫn ham thuyết trình, giảng giải, nghiêng về lối dạy cũ.

Các môn đặc thù không có tài liệu biên soạn mới, GV và HS vẫn sử dụng sách và tài liệu của chương trình hiện hành. Một số GV dạy các môn đặc thù vận dụng chưa linh hoạt tài liệu và hình thức tổ chức của chương trình hiện hành vào mô hình VNEN.

HS khối lớp 2 do mới tiếp cận mô hình dạy học mới nên còn nhút nhát, thiếu tự tin; vì thế giờ học mất nhiều thời gian; hội đồng tự quản chưa thật mạnh dạn, tự tin, chưa thể hiện hết vai trò.

Đến nay, dự án đã kết thúc, không còn kinh phí hỗ trợ, vì vậy, các nhà trường gặp khó khăn trong tổ chức các hoạt động chuyên môn của mô hình. Hơn nữa, công tác tham mưu, truyền thông ở một số ít đơn vị chưa thật tốt nên sự đồng thuận và hỗ trợ từ phía cộng đồng chưa cao.

Cùng với đó, sự luân chuyển lãnh đạo, chuyên viên Phòng, lãnh đạo và GV các trường cũng ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo và thực hiện mô hình VNEN.

Các đơn vị, trường học gặp khó khăn chủ yếu là ở các huyện miền núi cao, khi không còn kinh phí hỗ trợ thì việc huy động đóng góp của dân, công tác xã hội hóa hiệu quả rất thấp.

Việc tiếp tục triển khai hay dừng, bắt buộc hay tự nguyện, mức độ triển khai toàn phần hay không toàn phần, với trường thuộc dự án thì thế nào, với trường nhân rộng thì thế nào?

Sở GD-ĐT Thanh Hóa kiến nghị cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về việc thực hiện mô hình VNEN như thế nào từ năm học 2017-2018.
Sở GD-ĐT Thanh Hóa kiến nghị cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về việc thực hiện mô hình VNEN như thế nào từ năm học 2017-2018.

Thực hiện cuốn chiếu với số HS đã học theo mô hình (khối lớp 3,4,5 của năm học 2017 - 2018), còn với lứa học sinh bắt đầu lên lớp 2 của năm học 2017 - 2018 thì thế nào, có thực hiện không?

Đó là những thắc mắc của ngành giáo dục Thanh Hóa về việc thực hiện mô hình VNEN đối với các đơn vị trường học trên địa bàn trước thềm năm học mới.

Từ đó, Sở GD-ĐT kiến nghị Bộ GD-ĐT cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về việc thực hiện mô hình VNEN như thế nào từ năm học 2017-2018.

Theo Sở GD-ĐT Thanh Hóa, nếu tiếp tục triển khai thì Bộ GD-ĐT cần định kì tổ chức tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho GV cốt cán các tỉnh, sau đó triển khai tập huấn đến các nhà trường; đồng thời hàng năm, Bộ GD-ĐT tổ chức các hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm.

Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm