Tại sao phụ huynh đổ xô cho con vào học Trường Thực Nghiệm?
(Dân trí)-Sáng nay, chỉ sau vài phút cổng được mở để bán đơn dự tuyển cho phụ huynh có con vào lớp 1, cổng trường Tiểu học Thực Nghiệm (Hà Nội) đổ sập. Phụ huynh chen chúc, xô lấn nhau để mua đơn cho con. Tại sao nhiều người muốn cho con vào học trường này đến vậy?
Có thể tìm hiểu lý do của hiện tượng này qua một số bình luận của độc giả gửi đến báo điện tử Dân trí:
“Thế mới biết người ta mong muốn cho con em mình được học tốt, nhưng nhẹ nhàng, vừa sức của trẻ em. Bộ GD-GĐT quản lý về chương trình tiểu học kiểu gì mà cáng ngày chương trình càng khó hiểu với trẻ em và người lớn. Người ta thích trường thực nghiệm vì họ dạy theo cách phù hợp với sự phát triển của trẻ em, cho chúng nhiều thời gian cho tuổi thơ. Chỉ còn cách Nhà nước mở thêm một số trường như trường thực nghiệm, đừng để tự phát có trường tư thục thực nghiệm”. – Người gửi: vu Kim Thu, email:
“Tôi quen một cô giáo dạy trường Thực Nghiệm. Cô có hai con nhỏ, cô nói, sau này nếu cho học thì cô cũng cho con học trường làng thôi, chứ không nhất thiết phải học trường thực nghiệm vì khả năng của con mình chưa chắc đã thích ứng được môi trường ở đó. Xin vào học đã khó, đến khi không thích ứng được, xin ra còn khó gấp nhiều lần, và con vào học môi trường bên ngoài rất khó hòa nhập vì kiến thức hai nơi là khác nhau. Vì thế các bậc phụ huynh nên cân nhắc”. - Email: minhan4@yahoo.com.vn |
“Cái gì tốt thì người ta tìm đến là lẽ đương nhiên, tại sao các trường khác không cố gắng mà làm tốt như vậy nhỉ. Không phải thời bao cấp vẫn còn mà đây chính là kiểu của thời kinh tế thị trường hàng hóa ở đâu tốt thì người ta mua thôi. Dù phải chen nhau vẫn sướng” – Email: capi_hh@yahoo.com
“Đây là hiện tượng rất không hay mà nhà trường, Bộ GD-ĐT và TP Hà Nội đáng lẽ phải nghiêm túc xem xét, có giải pháp từ các năm trước. Nguyên nhân cơ bản của việc này (mà thực ra có người nói rằng việc tuyển sinh đã xong?) chính là việc thiếu trường học theo đúng nghĩa của nó. Hà Nội có thừa dự án nhà chung cư, khu thương mại nhưng lại thiếu dự án mở trường, nâng cao chất lượng giáo viên. Vì vậy mà mỗi lớp thường có đến 60 cháu ngay tại những trường vào loại chuẩn quốc gia. Thậm chí, có lớp không có phòng học cố định mà thay đổi phòng học suốt cả tuần.
Bộ GD-ĐT với biên chế hàng ngàn cán bộ, công chức, nhưng không thể hiểu tại sao lại chưa xây dựng được một chương trình đào tạo phổ thông một cách khoa học, hợp lý, áp dụng trong cả nước để con em chúng ta có thể tự do phát triển năng lực trí tuệ, thể chất, xã hội. Chương trình làm xong rồi lại giảm tải, chỉnh sửa triền miên; giảo viên dạy thêm những kiến thức đáng lẽ phải giảng trên lớp chính khóa.
“Kiến thức là cả một quá trình nhận thức kéo dài suốt cuộc đời học sinh. Nó phụ thuộc vào 5 yếu tố là (Cơ sở vật chất nhà trường tốt, Thầy giáo tốt cả về đạo đức và kiến thức, Sức khỏe của trẻ tốt, Khả năng nhận thức bẩm sinh tốt và sự quan tâm tốt của gia đình) đối với các cháu tiểu học, thời gian còn quá dài. nên theo tôi: Cha mẹ các cháu cũng không nên quá cầu kỳ vào việc chọn cho con học ở trường này trường nọ. Mà mình nên cho con học ở trường theo đúng tuyến. Như vậy sẽ không có hiện tượng như trên. Đặc biệt sẽ tránh được cả tiêu cực trong nghành giáo dục nữa. Ở các nước phát triển, học sinh ở bậc tiểu học không phải bị (nhồi nhét) lượng kiến thức khổng lồ như ở nước ta. các cháu vừa học vừa được chơi. như vậy mới phù hợp với sức khỏe và khả năng nhận thức của các cháu. Còn ở ta thì các cháu học vất vả quá”. - Người gửi: thai quan, email: bsthaiquan@gmail.com |