PGS Văn Như Cương: Giáo dục phổ thông thừa kiến thức, thiếu kỹ năng
(Dân trí) - “Hiện nay giáo dục phổ thông đang thừa kiến thức nhưng lại thiếu những môn học kỹ năng cần thiết. Đổi mới giáo dục chưa nên vội bàn đến chuyện chương trình và SGK mà trước hết chúng ta phải xem thay đổi theo hướng nào cho phù hợp”.
Trao đổi với Dân trí xung quanh vấn đề cắt giảm những kiến thức không cần thiết để rút ngắn thời gian học ở bậc THPT cũng như công tác phân luồng HS ngay ở bậc THCS, PGS Văn Như Cương đã thẳng thắn chia sẻ như vậy.
Cắt bớt lượng kiến thức phổ thông
Thưa PGS, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng chương trình giáo dục phổ thông có những phần kiến thức “thừa” không cần thiết cho HS. Quan điểm của thầy về vấn đề này như thế nào?
PGS Văn Như Cương. |
Cắt bớt lượng kiến thức có thể sẽ làm cho thời gian học phổ thông có thể rút ngắn xuống. Theo PGS thì thời gian học phổ thông bao nhiêu năm thì đủ?
Chúng ta cần phải lưu ý một điều, kiến thức phổ thông có thể chưa phù hợp dẫn đến cần phải cắt bỏ nhưng ở đây có một thực tế là tư cách của HS cũng như kỹ năng sống của các em còn quá yếu. Chúng ta cắt bỏ những phần kiến thức văn hóa “vô bổ” nhưng tôi muốn bổ sung thêm một số môn học giáo dục về nhân cách, thái độ và kỹ năng sống đưa vào chương trình học cho các em. Trong khi đó để học những kiến thức này thì sẽ tốn nhiều thời gian. Do đó, tôi nghĩ việc học ở phổ thông vẫn nên giữ ở 12 năm để thực hiện công việc này
Xóa chạy theo bằng cấp và phân luồng HS
Hiện nay với sự hình thành các trường THPT công lập cũng như ngoài công lập nên phần lớn HS sau khi tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên. Sau khi tốt nghiệp THPT, các em lại đổ xô đi dự thi ĐH khiến công tác phân luồng của chúng ta gặp bất cập. Theo PGS cần điều chỉnh như thế nào để tránh việc thừa thầy nhưng thiếu thiếu thợ hiện nay?
Theo quan điểm của tôi thì việc phân luồng cần phải được thực hiện ngay sau khi HS tốt nghiệp THCS. Ở các nước có nền giáo dục phát triển thì sau THCS sẽ phát triển theo hai nhánh: Một là nhánh học THPT có tích hợp dạy nghề và nhánh còn lại là học THPT truyền thồng.
Theo PGS Văn Như Cương, cần xác định hướng đi mới bàn đến chương trình và SGK.
Do đó, muốn thực hiện tốt công tác phân luồng thì điều đầu tiên xã hội phải thay đổi cách quan niệm về bằng cấp. Cần phải xác định học để lấy kiến thức để có thể làm việc kiếm sống chứ không nên suy nghĩ là chỉ nhằm lấy tấm bằng. Bên cạnh đó cũng phải nhận thức được rằng nhưng em đi học nghề sớm hoàn toàn có cơ hội học lên ĐH, CĐ bằng hình thức đào tạo cởi mở như liên thông, từ xa, vừa học vừa làm…
Với việc chúng ta lại hình thành một hệ thống các trường THPT có tích hợp dạy nghề thì chi phí bỏ ra sẽ rất lớn trong khi đó các trường TCCN, các trường nghề vẫn "ế ẩm" hàng năm. PGS nghĩ sao về điều đó?
Cái này những nhà làm quản lý cần phải nghiên cứu để triển khai. Chúng ta có thể tận dụng các trường TCCN, trường nghề để thực hiện việc này để tiết kiệm chi phí. Mẫu chốt là ở chỗ là trong khi các trường THPT thì xuất hiện ở các phường, xã thì hiện nay TCCN, trường nghề mới chỉ tập trung vào những vùng đông dân cư.
Như vậy có nghĩa là chúng ta phải xác định lộ trình đi trước mới bàn đến câu chuyện thay đổi chương trình, SGK?
Đúng như vậy. Chỉ khi chúng ta xác định phát triển giáo dục phổ thông theo hướng nào thì lúc đó mới bàn đến chuyện xây dựng chương trình, thay đổi lại SGK… Chẳng hạn như, nếu phân luồng HS sau THCS như tôi đã nói ở trên thì đồng nghĩa cần phải có hai chương trình giảng dạy khác nhau. Cần phải xác định là những HS theo hướng phân luồng học nghề sớm cần phải học thêm cả kiến thức văn hóa nhưng không thể giống như chương trình truyền thống được.
Xin cảm ơn PGS!
S.H (thực hiện)