Nghệ An:
Cậu học trò mồ côi đạt điểm cao 2 trường ĐH
(Dân trí) -Mồ côi cha mẹ, ba chị em Trần Văn Đức đùm bọc nuôi nhau ăn học. Vượt qua khó khăn và bệnh tật khi chỉ còn một quả thận, cậu bé mồ côi ở xóm 2 (xã Long Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) cố gắng học hành và đã đạt điểm cao cả 2 trường ĐH.
Trần Văn Đức - cậu học trò mồ côi đạt điểm cao 2 trường ĐH trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012.
Kỳ thi tuyển sinh năm nay, cậu học trò mồ côi Trần Văn Đức (SN 1994) đăng ký thi 2 trường đại học và em đều đạt điểm cao. Thi vào Trường ĐH Y Huế, Đức đạt 26 điểm (đã cộng điểm ưu tiên). Còn thi vào Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội thì Đức được 20,5 điểm. Càng khâm phục ý chí của cậu bé nghèo mồ côi, tôi càng cảm phục những tình cảm mà 2 người chị gái đã dành cho Đức khi cha mẹ lần lượt qua đời.
Di chứng của chiến tranh khiến sức khỏe của bố Đức là ông Trần Văn Tam không được tốt. Mẹ Đức - bà Nguyễn Thị Chung cũng là một cựu binh. Hết chiến tranh, hai người về nông trường chè Hạnh Lâm (Thanh Chương) làm việc và nên vợ nên chồng. Hai ông bà lần lượt sinh các con Trần Thị Thủy (SN 1982), Trần Thị Luận (SN 1984) và Trần Văn Đức (SN 1994). Thế nhưng di chứng chiến tranh đã quật ngã bố Đức. Năm 1996, ông Tam ngã bệnh phải nằm viện dài kỳ, khi đó Đức mới được 2 tuổi. Mẹ Đức khăn gói đưa đứa con út đi khắp các viện để chăm sóc chồng. Sau 3 năm chăm chồng tại bệnh viện, bệnh tình của chồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì bà Chung tái phát bệnh tim và qua đời.
Nén nỗi đau, Nguyễn Thị Luận tạm nghỉ học ra Hà Nội thay mẹ chăm sóc cha, còn bé Đức được gửi về quê cho chị Thủy nuôi nấng. Bệnh nặng khiến ông Tam trút hơi thở cuối cùng khi cậu bé Đức tròn 6 tuổi, chị Thủy cũng mới 16 tuổi.
Nỗi đau mất cha, mồ côi mẹ, không nơi nương tựa, bấu víu; nỗi sợ hãi trước tương lai mờ mịt và nguy cơ thất học, 3 chị em chỉ biết ôm nhau khóc. “Trước khi từ giã cõi đời, điều bố em trăn trở nhất là không thể lo cho các con ăn học tới nơi tới chốn. Bố mất rồi, là chị cả, em phải thực hiện di nguyện của bố, thay bố mẹ làm chỗ dựa cho các em, không được phép buông xuôi, em tự hứa với lòng mình thế…”, nước mắt lưng tròng, Thủy cho biết.
Di chứng của chiến tranh khiến sức khỏe của bố Đức là ông Trần Văn Tam không được tốt. Mẹ Đức - bà Nguyễn Thị Chung cũng là một cựu binh. Hết chiến tranh, hai người về nông trường chè Hạnh Lâm (Thanh Chương) làm việc và nên vợ nên chồng. Hai ông bà lần lượt sinh các con Trần Thị Thủy (SN 1982), Trần Thị Luận (SN 1984) và Trần Văn Đức (SN 1994). Thế nhưng di chứng chiến tranh đã quật ngã bố Đức. Năm 1996, ông Tam ngã bệnh phải nằm viện dài kỳ, khi đó Đức mới được 2 tuổi. Mẹ Đức khăn gói đưa đứa con út đi khắp các viện để chăm sóc chồng. Sau 3 năm chăm chồng tại bệnh viện, bệnh tình của chồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì bà Chung tái phát bệnh tim và qua đời.
Nén nỗi đau, Nguyễn Thị Luận tạm nghỉ học ra Hà Nội thay mẹ chăm sóc cha, còn bé Đức được gửi về quê cho chị Thủy nuôi nấng. Bệnh nặng khiến ông Tam trút hơi thở cuối cùng khi cậu bé Đức tròn 6 tuổi, chị Thủy cũng mới 16 tuổi.
Nỗi đau mất cha, mồ côi mẹ, không nơi nương tựa, bấu víu; nỗi sợ hãi trước tương lai mờ mịt và nguy cơ thất học, 3 chị em chỉ biết ôm nhau khóc. “Trước khi từ giã cõi đời, điều bố em trăn trở nhất là không thể lo cho các con ăn học tới nơi tới chốn. Bố mất rồi, là chị cả, em phải thực hiện di nguyện của bố, thay bố mẹ làm chỗ dựa cho các em, không được phép buông xuôi, em tự hứa với lòng mình thế…”, nước mắt lưng tròng, Thủy cho biết.
Trên bước đường đi của Đức, luôn có 2 người chị gái thay bố mẹ đồng hành.
Nén nỗi đau, ba chị em Đức bảo ban nhau thực hiện ước mơ của bố, khi đó Thủy đang học lớp 12, Luận học lớp 10, còn Đức mới vào lớp 1. Một buổi đến trường, một buổi ba chị em phân công nhau làm việc nhà, việc đồng áng để có thể tự xoay xở cho cuộc sống của mình. Ngoài những giờ lên lớp, Thủy và Luận tất tả trên đồng, ngoài bãi, cắt cỏ nuôi bò, nuôi lợn, gà. Công việc dọn dẹp nhà cửa, bếp núc “chuyển nhượng” cho bé Đức. Có những khi, nhớ mẹ, bé Đức khóc rấm rứt, Luận và Thủy chỉ biết ôm chặt em vào lòng, 3 chị em cứ thế mà khóc. Vất vả nhưng cả ba chị em không bỏ bê chuyện học hành. Có những khi xong công việc cũng đã đã hơn 10h đêm, 3 chị em mới có thời gian ngồi vào bàn học. Nhờ sự cố gắng vượt khó vươn lên, cả 3 chị em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi trường, học sinh tiên tiến.
Thủy đậu vào Trường CĐ Sư phạm Nghệ An, Luận vào lớp 11, Đức lên lớp 2. Ngày nhận giấy báo nhập học, Thủy chỉ biết khóc. Nếu đi học, ai sẽ chăm lo cho 2 đứa em, lại còn tiền ăn học nữa. Còn nếu bỏ cuộc, khác nào đang phụ sự mong mỏi của bố mẹ nơi chín suối. Ý nghĩ bỏ học cũng nhen nhóm nhưng được sự động viên, giúp đỡ của thầy cô, người thân, Thủy quyết định xuống Vinh, làm đủ mọi việc để có tiền trang trải cuộc sống, dè sẻn từng đồng gửi về cho 2 em.
Chị Thủy đi học xa nhà, Luận và Đức vừa lo việc đồng, việc vườn, vừa bảo ban nhau học tập. Năm 2002, Luận thi đậu vào khoa Sư phạm Địa lý - Trường ĐH Vinh. Không thể gửi Đức ở quê, 3 chị em quyết định khoán ruộng vườn cho người khác làm, đóng cửa nhà, dắt nhau xuống Vinh trọ học. Để tiện cho việc học của cả 3 chị em, Thủy xin cho Đức vào học tại Trường tiểu học Hưng Lộc. Ở phố, học phí, sinh hoạt phí, rồi tiền nhà trọ, tiền ăn… trăm thứ phải lo. Thủy và Luận nai lưng làm việc để trang trải cuộc sống hết sức chật vật của 3 chị em.
Vất vả là thế nhưng dường như ông trời còn muốn thử thách nghị lực của chị em Thủy. Lên 8 tuổi, Đức được chẩn đoán ứ nước thận phải, chức năng thận suy giảm, phải được phẫu thuật gấp. Thủy phải xin bảo lưu việc học, khăn gói đưa em ra Hà Nội phẫu thuật. Quay quắt ở thủ đô với những đồng tiền gom góp và sự giúp đỡ của anh em nội tộc, cuối cùng Thủy cũng giành được Đức từ tay thần chết. Sau cuộc đại phẫu, chỉ còn 1 quả thận hoạt động, sức khỏe Đức rất kém, người gầy quắt, cần phải được ăn uống theo một chế độ đặc biệt. Thủy và Luận lại lao vào làm thêm kiếm tiền mua thức ăn bồi bổ cho em, vừa chắt bóp đế trả nợ. Đáp lại tình yêu thương vô bờ bến của 2 người chị gái, vượt qua nỗi đau bệnh tật, liên tục những năm tiểu học, Đức luôn đạt thành tích cao trong học tập.
Bên cạnh niềm vui đạt điểm cao, Trần Văn Đức vẫn nhiều băn khoăn trước cảnh cổng trường ĐH đang rộng mở.
Năm 2003, Thủy ra trường và may mắn được nhận vào dạy tại Trường THCS Phúc Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An). Thủy lại đưa Đức về quê. Đức thi đỗ vào trường chuyên của huyện. Liên tiếp trong 4 năm học, Đức luôn ở tốp dẫn đầu của trường về thành tích học tập, đạt danh hiệu học sinh giỏi huyện. Thành tích học tập đó được tiếp tục nối dài khi Đức được chọn vào lớp chuyên tự nhiên 10T1 của Trường THPT Anh Sơn 1.
Đạt điểm cao khi thi vào Trường ĐH Y Huế và Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, Đức cho biết: “Đây là món quà thay lời cảm ơn của em đến hai người chị gái, đã thay mẹ, thay cha nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ em. Để nuôi em khôn lớn, các chị đã phải vất vả cực khổ, thậm chỉ phải chịu nhiều thua thiệt với bạn bè. Dù khổ cực tới đâu chưa bao giờ 2 chị để em phải thiếu thứ gì…”.
Sau những năm tháng khổ cực, đến hôm nay, 3 chị em có thể tự hào thắp nén hương thơm lên bàn thờ bố mẹ để báo rằng chúng con đã hoàn thành được tâm nguyện của bố mẹ lúc lâm chung. Hiện, chị Trần Thị Thủy đã lập gia đình và công tác ổn định tại Trường THCS Phúc Sơn, còn chị Trần Thị Luận đang công tác tại Trường THPT Nghi Lộc 1.
Trước ngưỡng cửa đại học, Đức cũng có nhiều băn khoăn: “Em nghe nói chi phí để học trường Y khá tốn kém. Sức khỏe của em vốn không tốt nên không thể đi làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống của mình. Giờ hai chị đã có gia đình riêng, nếu tiếp tục phải lo cho em ăn học trong thời gian dài như thế sợ các chị cũng vất vả, cực khổ hơn…”.
Sức khỏe kém, lại sớm phải chịu nhiều biến cố trong cuộc sống khiến mái tóc của Đức đầy những sợi bạc, đôi mắt lúc nào cũng buồn rười rượi. Trong đôi mắt ấy, tôi vẫn thấy một sự quyết tâm lớn của cậu học trò này. Em sẽ viết tiếp ước mơ của bố mẹ và các chị, tôi tin chắc là thế.
Hoàng Lam