Ôn thi Vật lý tốt nghiệp: Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số

(Dân trí) - Để giúp thí sinh làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Vật lý, TS. Trần Quốc Tuấn, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải thực hiện bài giảng: “Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số”.

Bài giảng về Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số của TS. Trần Quốc Tuấn- Bộ môn Vật lý, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải được chia làm ba phần:

Phần I giới thiệu về Phương pháp tổng hợp hai dao động cùng phương cùng tần số bằng phương pháp lượng giác và phương pháp tổng hợp véc tơ cùng các ví dụ minh họa.

 Phần II về phương pháp tổng hợp dao động bằng số phức và dạng toán xác định khoảng cách giữa hai vật dao động điều hòa.

Phần III về dạng toán cực trị trong tổng hợp dao động và các bài toán đặc biệt, nâng cao về tổng hợp dao động.

Ngoài các nội dung chính, bài giảng còn cung cấp các kiến thức toán học bổ trợ về lượng giác và tổng hợp véc tơ, giúp học sinh hiểu và vận dụng tốt các phương pháp tổng hợp dao động.

Theo thầy Tuấn, giảng viên Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải thì khi làm các bài tập về tổng hợp dao động, học sinh cần vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau, trong đó cố gắng sử dụng phương pháp tổng hợp véc tơ để hiểu rõ bản chất bài toán, tránh lạm dụng phương pháp sử dụng máy tính cầm tay.

Ngoài ra, kiến thức về tổng hợp dao động còn được sử dụng trong các chương tiếp theo như chương Sóng cơ và sóng âm hay chương Dòng điện xoay chiều nên qua lý thuyết và các bài tập vận dụng phần tổng hợp dao động, học sinh cần khái quát thành phương pháp tổng quát để sử dụng trong các phần kiến thức tiếp theo.

Dưới đây là bài giảng về: "Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số" của TS. Trần Quốc Tuấn:

Ôn tập Vật lý thi tốt nghiệp THPT 2020: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số

Hồng Hạnh