1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Gia Lai

Lễ cầu mưa trên vùng “Chảo lửa”

(Dân trí) - Ngày 30/4 -1/5, tại xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã diễn ra lễ phục dựng Lễ cúng cầu mưa của Yang Pơtao Apui. Hoạt động được tổ chức nhằm cầu mong Yàng (trời) cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống đồng bào no đủ…

Hàng năm, các huyện thuộc trên khu vực Đông Nam Gia Lai đều gánh chịu những đợt nắng nóng như “đổ lửa”. Chính vì vậy, khi bắt đầu mùa khô, bà con đồng bào Jrai lại thực hiện nghi lễ cầu mưa cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi và sức khỏe cho cả làng.

Lễ cầu mưa trên vùng “Chảo lửa”

Trên vùng đất này, 14 đời Pơ Tao Pui (Vua lửa) đã tồn tại suốt 5 thế kỉ qua. Làng Plei Ơi cũng là nơi cư trú của những vị vua Pơ Tao cuối cùng. Qua đó, nơi đây cũng đã lưu giữ nhiều yếu tố lịch sử và bản sắc văn hóa bản địa cổ xưa, đặc biệt là lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui. Ngày 8/6/2015, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch đã công nhận lễ này là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia.

Chùm ảnh Nghi lễ Phục dựng Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui:

Lễ cầu mưa trên vùng “Chảo lửa” - 1
Ông Rơ Lan Hieo phụ tá vua lửa thứ 14 đang thực thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa
Lễ cầu mưa trên vùng “Chảo lửa” - 2
Lễ vật để thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa gồm: 1 ghè rượu, sáp ong se thành từng cây nen, 1 tô gạo; thịt được cắt ra thành từng miếng bày sẵn.
Lễ cầu mưa trên vùng “Chảo lửa” - 3

Thường vào mùa khô thì nghi lễ cúng cầu mưa được diễn ra. Lúc này, người dân chọn những ghè rượi, nếp thơm để mang đến cùng góp cho làng làm lễ

Lễ cầu mưa trên vùng “Chảo lửa” - 4
Nghi lễ cầu mưa được coi là cách thức để kết nối giữa con người với thần linh nhằm cầu mong những cơn mưa rào giữa nắng hạn, cho cây lúc tốt tươi...
Lễ cầu mưa trên vùng “Chảo lửa” - 5
Ông Ông Rơ Lan Hieo cùng những người trong làng đang thực hiện nghi lễ cầu mưa
Lễ cầu mưa trên vùng “Chảo lửa” - 6
Khi nghi lễ cầu mưa được thực hiện thì bà con trong làng cùng hòa nhịp xoang, say men rượu ghè

Phạm Hoàng