1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Kỷ niệm 600 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Biểu

(Dân trí) - Tối 6/8, tại Đền thờ danh nhân Nguyễn Biểu - Huyện ủy, HĐND, UBMTTQVN huyện, UBND huyện Hưng Nguyên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Biểu (1413-2013).

Hoạt cảnh khí phách Nguyễn Biểu.
Hoạt cảnh khí phách Nguyễn Biểu.

Lễ kỷ niệm là dịp mọi người hiểu biết, sáng tỏ hơn về cuộc đời và sự nghiệp, đặc biệt là nhân cách, khí phách, lòng yêu tổ quốc, căm thù giặc cao độ, cùng cái chết bi tráng và sự bất tử của danh nhân Nguyễn Biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Lễ kỷ niệm nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau; đồng thời tiết tục làm tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa của Nguyễn Biểu trên địa bàn Hưng Nguyên nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

Tại lễ kỷ niệm, các vị đại biểu và đông đảo nhân dân huyện Hưng Nguyên và Hà Tĩnh đã ôn lại một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc, cũng như tưởng nhớ về tấm gương yêu nước nồng nàn, khí phách hiên ngang Nguyễn Biểu. 

Nguyễn Biểu, quê ở làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông đỗ Thái học sinh cuối thời Trần và làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử.

Khi quân nhà Minh sang xâm lược, Nguyễn Biểu đã phò vua Trần Trùng Quang Đế tổ chức cuộc kháng chiến. Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, vua Trùng Quang chạy vào Hóa Châu. Trong lúc tình thế lại ngày càng bất lợi, vua Trùng Quang cử ông đi sứ giảng hoà.

Trước thái độ đường hoàng chững chạc và lý lẽ đanh thép của một người có chính nghĩa, tướng giặc Trương Phụ tự thấy yếu thế, đã bố trí bữa tiệc cỗ đầu người luộc chín. Không chút do dự, Nguyễn Biểu kiêu hãnh nói một mình như nhắn bảo cho Trương Phụ biết: “Không mấy khi người Nam được ăn đầu người Bắc”.

Bất lực trong việc khuất phục Nguyễn Biểu bằng lời nói và thái độ cư xử, Trương Phụ đã dùng đến sức mạnh của tên tướng giặc bạo tàn. Hắn ra lệnh chém người nghĩa sỹ Nguyễn Biểu. Trước cái chết cao cả, Nguyễn Biểu giữ vững khí tiết thà chết chứ không bao giờ chịu quỳ gối trước giặc ngoại xâm. Ông mất vào ngày 1/7/1943 Âm lịch tại Lam Thành, xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên ngày nay.

Tại buổi lễ long trọng này, nhân dân huyện Hưng Nguyên và dòng tộc họ Nguyễn Biểu đã được thưởng thức chương trình văn nghệ sử thi ngợi ca về danh nhân nghĩa sỹ Nguyễn Biểu do các nghệ sỹ của Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Nghệ An biểu diễn.

Nguyễn Duy



Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm