Người “truyền bá” ẩm thực Việt tại xứ sương mù
Hầu hết doanh nhân Việt Nam khi khởi nghiệp ở xứ người đều phải vượt qua vô vàn khó khăn như vốn, địa điểm kinh doanh, khác biệt về ngôn ngữ, hành lang pháp lý…
Chính những rào cản đó đã thôi thúc nhiều người chọn hướng đầu tư thời gian, tiền của và công sức vào kinh doanh ẩm thực, với những món ăn giản dị của quê nhà như: Phở, bánh mỳ, bún chả… Nhưng không đơn thuần chỉ là con đường để mưu sinh, kinh doanh hàng ăn của người Việt đã góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực của dân tộc trên khắp năm châu. Và chị Lê Thị Mỹ Lệ - doanh nhân người Việt tại Anh là một trong những điển hình như vậy.
Chị Lệ và một trong những nhà hàng Miền Tây tại Anh.
Việc chị Lệ trở thành chủ nhân của chuỗi nhà hàng kinh doanh những món ăn dân dã Miền Tây tại Anh, trong đó có tới hai nhà hàng tại London là bằng chứng sống động cho những thành công bước đầu. Chị Lệ cho biết: "Ngày đầu mới sang lập nghiệp, tôi gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, lại thêm bất đồng về ngôn ngữ và phong cách sống, nhưng tôi vẫn quyết tâm kinh doanh nhà hàng. Phần do yêu nghề, phần do tôi muốn mang văn hóa ẩm thực truyền thống của Việt Nam giới thiệu đến bè bạn quốc tế".
Tại nhà hàng Miền Tây gần như không thiếu món ăn nào của Việt Nam. Rau muống luộc, cá kho tộ, canh chua rau đay, cá bóng chiên giòn, cá thu sốt cà, trái vả, mắm tôm... Sự cố gắng của chị Lệ đã được đền đáp khi nhà hàng ngày càng phát triển và có tiếng vang, thu hút được một số báo chí đến đưa tin. Số lượng khách hàng theo đó cũng tăng dần. Cho đến giờ, việc kinh doanh của chị đã đi vào ổn định, chị đã mở được bốn nhà hàng mang tên Miền Tây tại Anh (hai trong số đó là tại London) và đang ấp ủ nhiều dự định kinh doanh mới.
Không chỉ khuếch trương hoạt động chuỗi nhà hàng, chị Lệ còn hướng về xây dựng quê hương thông qua việc xây dựng mái ấm tình thương, tặng tiền, quà, thuốc và thực phẩm cho người nghèo. Chị cũng đang ấp ủ ý tưởng về nước học làm bánh mỳ với dự định sẽ mở một công ty bánh mỳ Sài Gòn tại London để tạo thêm công việc cho những sinh viên sang đó du học và một phần lợi nhuận dùng để hoạt động từ thiện tại quê nhà.
Tại nhà hàng Miền Tây gần như không thiếu món ăn nào của Việt Nam. Rau muống luộc, cá kho tộ, canh chua rau đay, cá bóng chiên giòn, cá thu sốt cà, trái vả, mắm tôm... Sự cố gắng của chị Lệ đã được đền đáp khi nhà hàng ngày càng phát triển và có tiếng vang, thu hút được một số báo chí đến đưa tin. Số lượng khách hàng theo đó cũng tăng dần. Cho đến giờ, việc kinh doanh của chị đã đi vào ổn định, chị đã mở được bốn nhà hàng mang tên Miền Tây tại Anh (hai trong số đó là tại London) và đang ấp ủ nhiều dự định kinh doanh mới.
Không chỉ khuếch trương hoạt động chuỗi nhà hàng, chị Lệ còn hướng về xây dựng quê hương thông qua việc xây dựng mái ấm tình thương, tặng tiền, quà, thuốc và thực phẩm cho người nghèo. Chị cũng đang ấp ủ ý tưởng về nước học làm bánh mỳ với dự định sẽ mở một công ty bánh mỳ Sài Gòn tại London để tạo thêm công việc cho những sinh viên sang đó du học và một phần lợi nhuận dùng để hoạt động từ thiện tại quê nhà.
Ngoài ra, trong tương lai, chị Lệ đang có kế hoạch sẽ mở một xưởng mây tre tại Việt Nam với mục đích giúp những người tàn tật có thêm thu nhập và đem nghệ thuật làm đồ thủ công của người Việt giới thiệu ở nước ngoài. Chị Lệ cho biết: "Mong muốn cuối đời của tôi là được đóng góp cho quê hương. Khi nhà hàng Miền Tây 3 phát triển, lợi nhuận tôi sẽ chia cho những nhân viên Việt đã giúp tôi lâu năm, số còn lại sẽ đưa về nước làm từ thiện".
Theo chị, khi bản thân còn làm được, còn có nhiều cơ hội thì hãy làm việc thiện để san sẻ với cộng đồng còn khó khăn. Tại London, chị Lệ còn hỗ trợ chăm sóc người già neo đơn và giúp đỡ sinh viên du học thông qua tạo việc làm cho họ. Các bạn trẻ làm việc ở đây được chị tạo mọi điều kiện để học tập và sinh hoạt. Những người dân Việt sống ở London mỗi khi gặp khó khăn đều tìm đến và chị luôn mở rộng vòng tay giúp đỡ.
Có thể nói với một phụ nữ đảm đang như chị Lệ, mọi khó khăn gần như không còn là trở ngại. Và cho dù có bộn bề với công việc thì tình yêu đối với quê hương, đất nước của chị không hề thay đổi, vẫn luôn mong muốn có cơ hội được đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Có thể nói với một phụ nữ đảm đang như chị Lệ, mọi khó khăn gần như không còn là trở ngại. Và cho dù có bộn bề với công việc thì tình yêu đối với quê hương, đất nước của chị không hề thay đổi, vẫn luôn mong muốn có cơ hội được đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Theo Kim Phượng
Hà Nội Mới