Lạ miệng với hai món ăn "độc nhất vô nhị" của người Mường
(Dân trí) - Trong nghệ thuật ẩm thực của người Mường có hai thứ ẩm thực mà bạn không thể bỏ qua đó là món thịt trâu lá lồm và chả rau đáu là hai món ăn đặc trưng trong dịp đầu năm khi bạn có dịp tới trải nghiệm vùng núi Tây Bắc.
Trải qua thời gian dài lịch sử phát triển, người dân Hòa Bình ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm các chế biến hợp khẩu vị. Hơn thế nữa, họ đã hình thành được tập quán, phong tục ăn uống mang bản sắc khác nhau
Thịt trâu lá lồm
Mỗi vùng miền trên nước ta đều có những món ăn độc đáo, mang sắc thái và hương vị riêng biệt.
Đến thăm Hòa Bình, về ẩm thực không thể bỏ qua món thịt trâu nấu lá lồm. Đây là một món ăn có những nét đặc trưng: Ngon miệng, hấp dẫn, đằm thắm và gần gũi, gắn bó với đời sống phong tục người dân tộc Mường
Đặc sản dân tộc mường, Thịt trâu nấu lá lồmlà một món ăn đơn giản nhưng nó lại tạo cho mình một thương hiệu riêng nhờ vào nét khác biệt đặc sắc của lá lồmThịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi bung cho mềm, đem bóc thái miếng nhỏ, hầm trong nồi đất chín kỹ rồi giã lá lồm ( một loại lá chua), nêm một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu. Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm rồi nêm một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu.
Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm.vốn có mùi gây nhưng khi nấu cùng với lá lồm đã cho ra hương vị hết sức độc đáo, vị thanh chua của lá lồm đánh tan mùi gây của thịt trâu, miếng thịt no lửa chín mềm quấn lấy đủ đầy gia vị thơm lừng, béo ngậy. Đây là món ăn dân tộc phổ biến của người Mường Hoà Bình.
Công thức chế biến món ăn này không quá cầu kỳ nhưng cái đắt, cái hay của nó thì rất đáng để những người có tâm hồm ăn uống không thể làm ngơ.
Thứ nhất lá lồm phải luôn tươi, xanh tự nhiên để khi vò thả vào niêu đất om sẽ cho vị chua thanh mát mà không khé cổ. Nếu chỉ cần để lá hơi ngả màu úa đem om thì hương vị sẽ khác ngay.
Thứ hai, thịt trâu phải dẻo, mới không được để qua ngày vì thịt trâu thớ to nếu để lâu sẽ ngót và đổi màu tím thẫm ăn rất dai và quan trọng hơn là trông không đẹp mắt.
Chả rau đáu
Rau đáu là loại thuốc bổ rất khó trồngmà chỉ mọc tự nhiên ở các khe suối vào thời tiết lạnh và ẩm ướt như mùa Xuân hay mùa Đông. Điểm đặc biệt của chả rau đáu so với những món ăn khác đó là sự cẩn trọng từ khâu tìm kiếm nguyên liệu đến khâu chế biến.
Chính vì thế để làm món chả này, những người dân Mường đã phải lặn lội mất cả chục ngày để vào rừng lội xuống tìm rau. Cũng vì lý do này, dù là khách quí của gia đình, nhưng nếu không báo trước cho gia chủ khi đến thăm nhà thì khách quí cũng rất khó có cơ hội để thưởng thức món ăn hiếm này.
Người Mường ở Hòa Bình bảo rằng, chả rau đáu là món ăn cổ truyền, từ xưa đã được người Mường sử dụng. Đây là món ăn rất đặc biệt vào dịp Tết. Thực tế, món ăn này đã có từ thời xa xưa và đến nay vẫn còn được người Mường và các du khách hết sức ưa chuộng.
Thịt được gói chả phải bao gồm cả thịt thị lẫn xương sụn. Người ta băm thật nhuyễn rồi tẩm ướp gia vị như: hạt tiêu, hạt sổi, hành tươi… Thịt được băm sau đó trộn với các gia vị công việc tẩm ướp kéo dài khoảng 30-40 phút cho thị ngấm gia vị. Sau đó họ mới tiến hành gói chả. Thứ lá gói chính là loại rau đáu quí giá của người mường.
Chả rau đáu có vị thơm mát của lá rau quyện lẫn với hương vị của hạt sổi, hành khô được ướp trong thịt, cùng với cảm giác nhai giòn rụm của xương sụn đem lại cảm giác mới lạ và khó quên đối với ai đã từng một lần nếm thử.
Chả rau đáu được người Mường ăn với cơm hoặc nhâm nhi với chén rượu nếp mỗi khi xuân sang. Vị cay nóng của rượu hòa quyện với hương vị thanh mát của chả làm cho lòng người lâng lâng, xao xuyến.
Bài ảnh: Song An - Minh Phan