Hồng sấy dẻo kiểu Nhật giá chát, chị em Việt treo đầy ban công

(Dân trí) - Vài năm trở lại đây, thay vì đặt mua từ nước ngoài, nhiều bà nội trợ Việt “rộ” trào lưu tự treo hồng gió tại nhà.

Hồng treo gió là loại hồng khô có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sau khi treo, hồng được phơi nắng gió, héo lại thành loại mứt ngọt dẻo, vô cùng hấp dẫn. Vài năm trở lại đây, thay vì đặt mua từ nước ngoài, nhiều bà nội trợ Việt “rộ” trào lưu tự treo hồng gió tại nhà. Ảnh: Thơm Vũ
Hồng treo gió là loại hồng khô có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sau khi treo, hồng được phơi nắng gió, héo lại thành loại mứt ngọt dẻo, vô cùng hấp dẫn. Vài năm trở lại đây, thay vì đặt mua từ nước ngoài, nhiều bà nội trợ Việt “rộ” trào lưu tự treo hồng gió tại nhà. Ảnh: Thơm Vũ
Trên nhiều diễn đàn mạng, các chị em lập các topic chia sẻ kinh nghiệm treo hồng gió và thu hút khá đông thành viên tham gia. Ảnh: Lê Ngoan
Trên nhiều diễn đàn mạng, các chị em lập các topic chia sẻ kinh nghiệm treo hồng gió và thu hút khá đông thành viên tham gia. Ảnh: Lê Ngoan
Cách làm hồng treo gió khá đơn giản, hồng mua về rửa sạch, gọt vỏ dọc từ trên xuống, để lại phần cuống để buộc dây. Sau đó đem khử trùng với rượu trắng khoảng 5 phút. Tiếp đó, treo hồng lên dây phơi ở nơi thoáng, có nắng. Sau 5 ngày phơi hồng, sang ngày thứ 6 thì đeo bao tay, nắn bóp xung quanh quả hồng thật nhẹ nhàng cho hồng tiết ra mật. Đều đặn như vậy, hai ngày một lần, cho đến khi những trái hồng mềm mại, sánh mềm ở bên trong là có thể thu hoạch. Ảnh: Thu Nguyễn
Cách làm hồng treo gió khá đơn giản, hồng mua về rửa sạch, gọt vỏ dọc từ trên xuống, để lại phần cuống để buộc dây. Sau đó đem khử trùng với rượu trắng khoảng 5 phút. Tiếp đó, treo hồng lên dây phơi ở nơi thoáng, có nắng. Sau 5 ngày phơi hồng, sang ngày thứ 6 thì đeo bao tay, nắn bóp xung quanh quả hồng thật nhẹ nhàng cho hồng tiết ra mật. Đều đặn như vậy, hai ngày một lần, cho đến khi những trái hồng mềm mại, sánh mềm ở bên trong là có thể thu hoạch. Ảnh: Thu Nguyễn
Mùa tháng 10-11-12 phơi hồng hợp lí nhất. Thời điểm này trời hanh và khô ráo, nắng vừa đủ và đây cũng là thời điểm hồng bắt đầu chín vàng đỏ. Ban ngày đem ra phơi nắng và gió, có phủ màn tránh ruồi nhặng và bụi bẩn, tối cất vào nhà bật quạt nhẹ nhàng. Ảnh: Lê Ngoan
Mùa tháng 10-11-12 phơi hồng hợp lí nhất. Thời điểm này trời hanh và khô ráo, nắng vừa đủ và đây cũng là thời điểm hồng bắt đầu chín vàng đỏ. Ban ngày đem ra phơi nắng và gió, có phủ màn tránh ruồi nhặng và bụi bẩn, tối cất vào nhà bật quạt nhẹ nhàng. Ảnh: Lê Ngoan
Làm hồng treo gió dễ dẫn dụ ruồi nhặng. Nếu chúng đậu vào sẽ làm hồng nhanh hỏng, vì thế cần có màn che và luôn phải chú ý đến thời tiết. Ảnh: Lê Ngoan
Làm hồng treo gió dễ dẫn dụ ruồi nhặng. Nếu chúng đậu vào sẽ làm hồng nhanh hỏng, vì thế cần có màn che và luôn phải chú ý đến thời tiết. Ảnh: Lê Ngoan
Quy trình từ khi treo hồng gió đến khi thu hoạch khoảng 2-3 tuần tùy thuộc vào từng loại hồng. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, 3 ngày đầu là khoảng thời gian quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của hồng treo gió. Ảnh: Nguyễn Thanh
Quy trình từ khi treo hồng gió đến khi thu hoạch khoảng 2-3 tuần tùy thuộc vào từng loại hồng. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, 3 ngày đầu là khoảng thời gian quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của hồng treo gió. Ảnh: Nguyễn Thanh
Chị Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) chia sẻ, bắt đầu làm hồng treo gió cách đây 3 năm khi vô tình được xem video hướng dẫn của Nhật. Chị Thu cho hay, cách làm hồng gió hết sức đơn giản nhưng để thành công thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu không biết căn thời tiết và các công cụ hỗ trợ thì hồng rất dễ bị hỏng, mốc, rụng cuống, lên men.
Chị Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) chia sẻ, bắt đầu làm hồng treo gió cách đây 3 năm khi vô tình được xem video hướng dẫn của Nhật. Chị Thu cho hay, cách làm hồng gió hết sức đơn giản nhưng để thành công thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu không biết căn thời tiết và các công cụ hỗ trợ thì hồng rất dễ bị hỏng, mốc, rụng cuống, lên men.
Loại hồng nào cũng có thể làm hồng treo gió nhưng ngon nhất theo chị Thu là hồng Đà Lạt và hồng tám hải/ hồng trứng, hai loại hồng này ngon và ngọt dẻo. Với hồng Đà Lạt, trung bình mất từ 15-20 ngày là có thể thu hoạch, hồng trứng thì chỉ mất 12 ngày là đã có thể cất tủ, bảo quản để dùng dần.
Loại hồng nào cũng có thể làm hồng treo gió nhưng ngon nhất theo chị Thu là hồng Đà Lạt và hồng tám hải/ hồng trứng, hai loại hồng này ngon và ngọt dẻo. Với hồng Đà Lạt, trung bình mất từ 15-20 ngày là có thể thu hoạch, hồng trứng thì chỉ mất 12 ngày là đã có thể cất tủ, bảo quản để dùng dần.
Theo chị Thu hồng treo gió ngọt sắc, thơm mềm, sánh mịn không có vị chát nên rất thơm ngon và được ưa chuộng. Để hồng bảo quản được lâu, sau khi thu hoạch chị Thu thường giữ ngyên tai hồng, sau đó cho vào túi bóng hoặc hút chân không. Ảnh: Thu Nguyễn
Theo chị Thu hồng treo gió ngọt sắc, thơm mềm, sánh mịn không có vị chát nên rất thơm ngon và được ưa chuộng. Để hồng bảo quản được lâu, sau khi thu hoạch chị Thu thường giữ ngyên tai hồng, sau đó cho vào túi bóng hoặc hút chân không. Ảnh: Thu Nguyễn
Chị Thùy Trâm (27 tuổi) hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chị rất thích ăn hồng gió nên năm nay quyết định làm thử. Từ đầu mùa hồng đến giờ, chị Trâm đã làm hai đợt hồng gió, với tổng 10kg hồng tươi, thu được thành phẩm là hơn 1kg. “Sang tuần là sinh nhật con gái nên mình muốn làm để đãi bố mẹ và các bạn nhỏ đến dự. Ban đầu thấy mình lách cách gọt hồng, vất vả quá nên chồng cũng hơi khó chịu, thế nhưng lúc ăn được trái đầu tiên thì chồng thay đổi thái độ luôn. Đợt làm sau, chồng còn phụ giúp mình nữa”, chị Trâm kể.
Chị Thùy Trâm (27 tuổi) hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chị rất thích ăn hồng gió nên năm nay quyết định làm thử. Từ đầu mùa hồng đến giờ, chị Trâm đã làm hai đợt hồng gió, với tổng 10kg hồng tươi, thu được thành phẩm là hơn 1kg. “Sang tuần là sinh nhật con gái nên mình muốn làm để đãi bố mẹ và các bạn nhỏ đến dự. Ban đầu thấy mình lách cách gọt hồng, vất vả quá nên chồng cũng hơi khó chịu, thế nhưng lúc ăn được trái đầu tiên thì chồng thay đổi thái độ luôn. Đợt làm sau, chồng còn phụ giúp mình nữa”, chị Trâm kể.
Thời tiết ở Sài Gòn tháng này khá đẹp, nhiều nắng nên ban ngày chị Trâm treo hồng ở ban công, chiều thì mang vào nhà mở quạt gió. Để hồng gió ngon, chị Trâm chọn loại hồng trứng giòn. Chị mua loại hơi chín ngả vàng về ủ cho cam vỏ mới đem treo. “Mình không thích ăn hồng khô quá nên thường chỉ treo 1 tuần, xong bỏ ngăn mát tủ lạnh. Ăn rất ngon, dẻo, có vị ngọt thanh, dai lớp vỏ và rất thơm”.
Thời tiết ở Sài Gòn tháng này khá đẹp, nhiều nắng nên ban ngày chị Trâm treo hồng ở ban công, chiều thì mang vào nhà mở quạt gió. Để hồng gió ngon, chị Trâm chọn loại hồng trứng giòn. Chị mua loại hơi chín ngả vàng về ủ cho cam vỏ mới đem treo. “Mình không thích ăn hồng khô quá nên thường chỉ treo 1 tuần, xong bỏ ngăn mát tủ lạnh. Ăn rất ngon, dẻo, có vị ngọt thanh, dai lớp vỏ và rất thơm”.
Các chị em tận dụng khoảng không gian thoáng đạt để treo hồng gió. Ảnh: Phạm Tiên
Các chị em tận dụng khoảng không gian thoáng đạt để treo hồng gió. Ảnh: Phạm Tiên
Món hồng treo gió có phần bên ngoài dẻo dẻo, bên trong mềm thơm, có mật, ăn vô cùng hấp dẫn.
Món hồng treo gió có phần bên ngoài dẻo dẻo, bên trong mềm thơm, có mật, ăn vô cùng hấp dẫn.
Thời điểm tháng 10, 11 hồng đang vào vụ, thời tiết cũng thuận lợi để tiến hành làm hồng treo gió.
Thời điểm tháng 10, 11 hồng đang vào vụ, thời tiết cũng thuận lợi để tiến hành làm hồng treo gió.

Hiệp Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm