Già Làng Y Đoan - Một đời nhà, một đời người, muôn đời cà phê

Tìm về Buôn Mê Thuột – thánh địa cà phê lúc rẫy cà phê đương chín, chúng tôi mới cảm nhận được hơi thở của cây cà phê trong đời sống kinh tế lẫn văn hóa tinh thần của đồng bào Buôn Mê. May mắn hơn, cuộc gặp gỡ với Già Làng Y Đoan B’yă ở buôn Hwiê – một trong những người “chép sử” Buôn Mê đã cho chúng tôi hiểu thêm về sự gắn bó giữa đời người – đời cà phê ở vùng đất này.

Gần 70 năm sống, lớn lên cùng cây cà phê, đồng thời chứng kiến những thăng trầm của nó trên mảnh đất Buôn Mê, hơn ai hết, Già Làng Y Đoan hiểu về giá trị của di sản cà phê trong đời sống của đồng bào. Như bao người con Buôn Mê khác, ông cũng trăn trở không ít về việc bảo tồn, phát triển di sản ấy.

Gần cả đời người gắn với cây cà phê, Già hẳn đã chứng kiến nhiều thăng trầm của nó trên mảnh đất này?

Cây cà phê theo chân người Pháp đến Buôn Mê từ hàng trăm năm. Sau giải phóng thì nhà nước có chính sách phát triển Buôn Mê thành vùng cà phê trọng điểm, người dân từ đó bám đất, bám cây mà sống nhưng cũng phải mấy phen lao đao. Còn nhớ giai đoạn năm 80, 85, cà phê rớt giá, dân làng đứt ruột phá bỏ. Sau này, bà con biết cách trồng xen canh các cây khác cũng là để giữ cây cà phê nên giá nào cũng không phá. Mà đất này không trồng cà phê thì trồng cái gì? Dân Buôn Mê không có cà phê thì sống thế nào?

Theo Già, vùng đất Buôn Mê này có đặc điểm gì để có thể trở thành thánh địa cà phê như người ta vẫn tôn vinh?

Vùng đất Buôn Mê này được thiên nhiên ưu đãi, may mắn được tạo hóa ban cho đất đỏ bazan trù phú, khí hậu nắng mưa rõ rệt, có những hồ tưới tiêu rộng lớn như hồ Lak, Eakao dẫn nước về buôn. Dân làng thì gắn bó với cây cà phê mình trồng, chăm cây như chăm người.

Già Làng Y Đoan - Một đời nhà, một đời người, muôn đời cà phê - 1

Để làm ra cà phê ngon, người Buôn Mê phải chăm bón cây, thu hoạch phơi sấy thế nào?

Đầu tiên là khâu chọn giống. Người ta sẽ chọn những quả đẹp, căng, chín mọng trên cây rồi hái xuống gieo, đủ ngày đủ tháng thì cho ra hom ươm, đến khi có đủ 2,3 cặp lá mới đem xuống đất trồng, khoảng cách mỗi cây là 3m. Trung bình, sau 3 năm cà phê sẽ cho thu hoạch.
Trồng cà phê khó nhất vẫn là nước, thiếu nước là cây khô cháy, không ra hoa nên phải tưới đủ nước, đúng đợt. Trong suốt quá trình chăm, lại tiếp tục tỉa cành, bón phân, diệt sâu, rệp. Sau gần 10 tháng thì cà phê mới chín. Lúc thu hoạch thì chỉ hái trái chín, không hái ồ ạt trái xanh. Hái xong thì phơi dưới nắng to, không thì đem sấy ngay tránh mốc, ẩm, cuối cùng mới đến công đoạn tách vỏ, lấy hạt nhân. Nói chung, không trồng cà phê thì thôi, hễ trồng là suốt ngày bà con đeo gùi lên rẫy.

Già Làng Y Đoan - Một đời nhà, một đời người, muôn đời cà phê - 2

Không đơn thuần là một thức uống ngon, cà phê Buôn Mê còn là di sản của người Việt nhưng thực tế là nó vẫn chưa có được vị trí tương xứng, Già có thấy trăn trở vì điều này không?

Cũng buồn, trăn trở lắm. Chỉ mong rằng thế hệ sau này vẫn giữ và tiếp nối di sản cà phê Buôn Mê mà checta ông để lại để đưa cà phê Buôn Mê vươn xa hơn.

Có những thương hiệu cà phê như Vinacafé đã sử dụng 100% cà phê từ Buôn Mê Thuột. Điều này có khiến Già tự hào và tin cà phê Buôn Mê vươn xa?

Mừng chứ, tự hào chứ. Hơn nữa, cà phê Buôn Mê mà được quảng bá, được vươn xa thì đời sống kinh tế đồng bào cũng ổn định hơn, người ta cũng yên tâm phát triển cây cà phê.

Xin cám ơn Già!

Thông tin về sản phẩm

Già Làng Y Đoan - Một đời nhà, một đời người, muôn đời cà phê - 3

Chắt lọc đưỡng chất từ miền đất đỏ bazan màu mỡ hơn 9 tháng nắng mưa, những hạt cà phê Buôn Mê Thuột được phơi khô tự nhiên trong nắng mà không sấy công nghiệp. Chính điều đó tạo nên hương vị trứ danh của một trong những ly cà phê ngon nhất Việt Nam.

Vinacafe Original Buôn Mê Thuột 3 in 1 Mới - Tuyển chọn từ 100% hạt cà phê Buôn Mê Thuột, kết hợp bí quyết rang truyền đời của các nghệ nhân Vinacafe, mang đến ly cà phê ngon đúng chất: thơm nồng từng ngụm nhỏ - đắng đậm ngay đầu lưỡi – ngọt thanh nơi cổ họng.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm