Vì đất nước, có tốn tiền mà làm đúng dân cũng sẽ nghe...

(Dân trí) - Trước những thông tin mới được đăng tải trên báo chí, chuyện đường thẳng hay cong cũng như lý do của chuyện đường cong này có vẻ đã tương đối rõ ra hơn. Song không vì thế mà thắc mắc của dân giảm bớt, ngược lại còn tập trung hơn vào những điểm mấu chốt.

Tuyến đường Trường Chinh mở rộng uốn lượn qua khu dân cư (ảnh:
Quang Phong)

Tuyến đường Trường Chinh mở rộng uốn lượn qua khu dân cư (ảnh: Quang Phong)

Minh bạch

Trước hết, Mai Duy Ba songhong2260@gmail.com nhấn mạnh điều toàn dân hiện đang rất quan tâm,

“Tại sao không giải thích đường cong "mềm mại" ấy có lợi gì? Câu trả lời của ông Tuấn tôi thấy vẫn né tránh vấn đề trọng tâm, khó khăn đó là gì cũng không nói?”

Phạm Thọ tho.pham90@gmail.com cũng chỉ rõ nút thắt của vấn đề:

“Nói thật là tôi thấy các ông ấy vẫn chỉ tính cái lợi trước mắt, mà không có tầm nhìn 2050. Bây giờ nhô ra 1 tý, ừ thì thêm tiền đền bù, nhưng mà về mặt thẩm mỹ nó sẽ khác. Bây giờ đổi mới rồi, vì đất nước có tốn tiền mà làm đúng dân cũng sẽ nghe. Đằng này dân thấy không ra kiểu cách gì, sao dân chẳng bức xúc?’

Tuu tuunguyen15@yahoo.com nêu ví dụ so sánh:

“Ở các nước tiên tiến thì người ta cố gắng nắn đường cong thành thẳng. Còn nước nghèo như VN lại thiết kế thẳng thành cong, rồi nói “cong mềm mại, cong giảm chi phí...”??? Cứ vậy chắc VN nghèo vẫn sẽ nghèo”.

Bình Minh tuanvua@gmail.com cung cấp thêm dẫn chứng:

“Ở cả nước Mỹ và Nhật Bản có tìm mỏi mắt thì cũng chẳng thấy con đường nào cong queo kiểu VN cả! Không được đến tận nơi, nhưng nhìn trên Google Earth mà thèm! Hãy nhìn rộng hơn đi, hỡi những con người cần có tầm nhìn rộng hơn dân, để thế hệ mai sau không phải gồng mình mà quy hoạch lại. Thẳng là thẳng, tốn kém cũng phải làm. Tiền của dân mà làm lợi cho dân thì dân chả tiếc. Hà cớ gì phải hà tiện vài trăm tỉ để rồi mãi sau này vẫn phải nhìn thấy con phố uốn éo, mềm mại một cách không bình thường giữa lòng Thủ đô?”

Các cụ nhà ta đã có câu: Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Bình luận của những bạn đọc giới thiệu là dân trong ngành tiếp tục chỉ ra những “hạt sạn” trong cách lý giải của những người có trách nhiệm về chuyện “đường cong” này:

“Tôi cũng là 1 kỹ sư xây dựng, nhưng thấy ông Dương Đức Tuấn - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội giải thích nghe... buồn cười quá, các bạn à... Thấy thiếu cả năng lực chuyên môn lẫn tầm nhìn. Để lớp trẻ làm thay cho, chắc đất nước sẽ có nhiều con đường đẹp ngay” - Nguyễn Nam: nguyennam84.ksxd@gmail.com

“Tôi cũng là dân xây dựng, nhưng nghe phát biểu của ông Tuấn, tôi lại thấy chán cho cái nghề của mình. Người ta không thẳng được thì phải chịu, mình thẳng được thì lại đi làm cong??? Thế mà cũng dám lên tiếng?” - Nguyễn Thị Hòa: nguyenthihoagt@gmail.com

“Ông Tuấn định nghĩa cho tôi hiểu thế nào là cong mềm mại? tôi học lên thạc sỹ vẫn chưa được học cái gọi là đường cong mềm mại, trong môn hình học cũng không có đường cong này?...Lẽ nào cũng như tiền hối lộ thì gọi là “phí bôi trơn dự án”? Đúng là giải thích kiểu giới chức VN... thật khó đỡ!” - Trần Dũng: dungvttopcareplza@gmail.com

Normal
Công bằng

Không mong muốn mọi chuyện đều được “cào bằng”, nhưng cùng với đòi hỏi về sự minh bạch mọi thông tin và cách làm, nhiều ý kiến của bạn đọc nhấn mạnh: nếu cần ưu tiên thì cũng nên ưu tiên cho đúng, và vẫn phải trên cơ sở đảm bảo công bằng chung trong xã hội...

“Đất đai của toàn dân mà, đoạn đó Bộ Quốc phòng có quyền sử dụng thôi! Nhưng theo tôi được biết, đoạn nhà mấy ông VIP về hưu đó có phải là căn cứ quân sự đâu!? Chắc chắn sổ đỏ là tên cá nhân rồi! Vậy các ông ấy khác dân ư? Sao của dân thì phải giải phóng mặt bằng??? Phân biệt vậy sao dân không bức xúc!” - Quang Minh: minhdaoq@gmail.com

“Trong Toán học có khái niệm đường cong trơn, bây giờ chúng ta làm quen với khái niệm mới “đường cong mềm mại. Cũng thông cảm với ông Tuấn vì mọi việc đã an bài cách đây nhiều năm rồi. Nhưng tôi là cựu chiến binh, nên tôi thấy sẽ buồn nếu như đường cong này chỉ do yêu cầu của Bộ Quốc phòng (có phải vì công trình chung quan trọng nào đó mà yêu cầu làm “đường cong mềm mại”?)” - Đường Hình: Huong.dang62@yahoo.com.vn

“Đất nhà mình tổng diện tích 135m2 trên đường Trường Chinh, bây giờ giải tỏa hết rồi, Có khi chạy thẳng nhà mình lại không bị nằm trong quy hoạch, mà có lẽ chính vì cái đoạn “cong mềm mại” đó mà nay mình không còn được ở trên đường Trường Chinh nữa?” - Nguyễn Hậu: nhadatviet68@gmail.com

“Đây là tuyến đường nằm trong quy hoạch. Nếu cứ quy hoạch rồi làm tới đất của ai đó hoặc cơ quan nào đó lại phải né, thì không biết các bản quy hoạch mang tính chiến lược của chúng ta mang hình gì? Chúng ta cứ nói tầm nhìn này nọ, nhưng vừa nhìn được đoạn ngắn đã gặp chướng ngại vật là tìm cách điều chỉnh, thay đổi. Vậy thì cứ thế hệ nọ điều chỉnh, thế hệ kia điều chỉnh... chắc bản quy hoạch của chúng ta sẽ loằng ngoằng như 1 tờ giấy nháp và coi như nó không có tính lịch sử, kéo theo đó là chuỗi đập phá triền miên không bao giờ dứt? Xin các nhà quy hoạch nhìn cho xa, cho đúng một chút để dân được nhờ!” - Nguyen Thanh: chuotvang_214@yahoo.com

“Nếu làm cong để tránh nhà mấy vị VIP thì thật là buồn! Nếu vậy cứ mỗi thời lại có thêm mấy vị VIP thì những con đường ngày càng trở nên ngoằn ngoèo ư? Sao không làm thẳng tắp đi bởi con đường là chuyện của muôn thủa, của tương lai. Còn để tri ân thì có thể cấp đất khác tặng các vị đó (Hà Nội không thiếu những mảnh đất đẹp và giá trị hơn đường Trường Chinh nhiều)...” - Tran Dong: vuonrapho57@gmail.com

“Tôi thấy giống như phố Trần Quốc Hoàn hồi năm ngoái vậy (lợi ích nhóm?)” - Tuấn Khánh: thuynga2001vt@yahoo.com

Để tạm chốt lại vấn đề một cách... vui là chính,Thanh Bằng daothithnhbang60@yahoo.com đưa ra dự đoán:

"Cong mềm mại" có lẽ sẽ là cụm từ hay nhất trong năm, chắc sẽ được Táo Giao thông sử dụng trong buổi chầu cuối năm đấy. Thêm một cụm từ mới trong từ điển tiếng Việt rồi. Ông PGĐ Dương Đức Tuấn giỏi thật đấy, đưa ra được một thuật ngữ rất HOT sẽ được nhắc đi nhắc lại trong nhiều sự việc. Cong cong, mềm mại. Nếu không có cụm từ này mình cũng chẳng biết ông ấy là ai...”

Khánh Tùng