Có bao nhiêu phần trăm đại biểu Quốc hội sợ cử tri?

(Dân trí) - “Phải nâng cao vai trò của cử tri. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm với cử tri là chính. Đại biểu Quốc hội sợ cử tri chứ không phải sợ cấp trên” – Đó là phát biểu của Đại biểu Trần Du Lịch khi trả lời báo chí liên quan đến việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội.

(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Một câu nói rất Ůgắn, nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa khiến cho mỗi vị đại biểu Quốc hội phải suy nghĩ sâu sắc hơn trách nhiệm của mình đối với dân chúng.

Dân chúng ở đây chính là những người cầm lá phiếu bầu ra những người làm đại biểu cho họ. Thế tŨì đại biểu Quốc hội đã làm được những gì cho dân chúng luôn là câu hỏi thường trực đặt ra đối với hai phía, người cầm lá phiếu và người được lựa chọn.

Lá phiếu chỉ có quyền lực thực sự khi nó bầu ra được người đại biểu bằng chính ýĠchí cử tri. Và lá phiếu đó cũng chỉ có quyền lực thực sự khi người đại diện cho cử tri nói đúng tiếng nói của cử tri. Nếu không như vậy, lá phiếu trở thành hình thức.

Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu và đánh giá về chᶥt lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội, trong đó có chất lượng của từng vị đại biểu. Tuy nhiên, chất lượng của hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, thu chi ngân sách hiện nay cũng phản ánh được một phần chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Chất lượng của đại biểu Quốc hội chuyên trách, TS. Trần Du Lịch nói thẳng băng: “Nếu cứ giữ cơ chế hiện nay mà tăng đại biểu chuyên trách lãng phí tiền của dân. Toàn bộ xe cộ, tiền dành cho các vị chuyên trách đang ngồi tại các ủy banĠđó chúng ta có thể thuê chuyên viên về làm việc còn rẻ hơn và được việc hơn”.

Còn đại biểu không chuyên trách thì sao? Dân chúng thấy xuân thu nhị kỳ, các vị tập trung họp hàng tháng trời. Chi tiêu cho các kỳ họp không nhỏ. Dân chúŮg cũng chẳng tiếc tiền chi cho Quốc hội nếu như các kỳ họp đó cho ra được những sản phẩm chất lượng cao phục vụ quốc kế dân sinh. Nhưng nếu như chất lượng thấp, thì tội cho dân chúng phải đóng thuế lo cho đại biểu của mình.

Hãy cứ tŨử điểm lại sẽ thấy, có nhiều vị đại biểu là quan chức ở các bộ, ngành, địa phương. Họ đi họp Quốc hội với danh nghĩa nào khi mà mỗi phát biểu của họ đều có thể liên quan đến sinh mệnh của chiếc ghế mà họ đang ngồi. Họ nhìn mặt cấp trên để phát biểu, họĠdò ý tứ của cấp trên để bày tỏ hoặc an toàn nhất là im lặng. Những đại biểu này là sợ cấp trên chứ không phải sợ cử tri.

Họ không nghĩ rằng những phát biểu của họ sẽ lưu truyền với hậu thế.

Nếu như trích lại một số phát biểu của đại biểu Quốc hội tại nghị trường, có lẽ cử tri sẽ không khỏi băn khoăn về lá phiếu của mình.

Một khi họ sợ cấp trên có nghĩa là sợ mất cái ghế thì nguyện vọng của cử tri không còn là sự thao thức của họ nữa. Còn với những đại biểu Quốc hội sợ cử tri mà không sợ cấp trên, họ làm việc với tất cả trí tuệ, tâm huyết để phục vụ dân chúng, những người đã cầm lá phiếu lựa chọn họ.

č

Có điều, xin thưa với Đại biểu Trần Du Lịch, chúng ta có được bao nhiêu phần trăm đại biểu Quốc hội “sợ cử tri” như lời ông nói?


Lê Chân Nhân<įp>


BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sšu đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!